4.
Lục Cẩm Trình bị liên lụy bởi chuyện của cha mình nên mới bị đưa về thôn làng chúng tôi. Đội sản xuất phân anh ta đi làm ở chuồng gia súc, cũng là nơi bẩn thỉu và nặng nhọc nhất.
Không chỉ phải cắt cỏ trộn cám, mà còn phải dọn phân trong chuồng, rồi gánh từng gánh phân đó đổ ra hố ủ ở đầu làng.
Nếu không hoàn thành chỉ tiêu, đến khẩu phần ăn cơ bản cũng không được nhận đủ.
Nhưng một công tử được nuông chiều từ bé như anh ta thì biết gì về những việc nặng nhọc như thế? Vậy nên mới đầu, ngay cả chuyện ăn cơm cũng thành vấn đề nan giải.
Tôi vẫn nhớ tháng đầu tiên, tay anh ta chi chít vết phồng rộp, vai bị đòn gánh làm trầy trụa, m.á.u thịt lẫn lộn, đến cả thùng phân cũng gánh không vững, thường xuyên đổ ra khắp người. Dân làng ai cũng tránh xa anh ta. Sợ chỉ cần nói thêm một câu cũng bị vạ lây, thành người cùng hội cùng thuyền.
Tôi thấy anh ta đáng thương, không nỡ lòng nhìn thêm. Thường mang chút đồ khô đến cho anh ta, cũng hay giúp anh ta cắt cỏ, trộn cám, dọn phân sau khi làm xong việc của mình.
Về sau, hợp tác xã chúng tôi sáp nhập với hai hợp tác xã nhỏ bên cạnh. Để bọn trẻ có chỗ học hành, xã quyết định sửa lại nhà kho cũ ở đầu làng làm trường tiểu học. Khi biết xã sẽ tuyển thêm giáo viên, tôi mặt dày đến nhà đội trưởng mỗi ngày, năn nỉ ông giúp Lục Cẩm Trình có được một chân dạy học.
Đội trưởng bị tôi làm phiền đến phát ngán, gõ ống điếu vào tảng đá rồi thở dài:
“Phương à, nể tình cha mẹ con đã hy sinh bảo vệ kho lương, chú liều mạng giúp con chạy vạy vụ này. Còn có được hay không thì phải xem thằng nhóc đó có phúc phần không đã.”
Cứ thế, Lục Cẩm Trình được thoát khỏi việc gánh phân, trở thành giáo viên tiểu học. Dù vì lý lịch, lương anh ta chỉ bằng một nửa người khác. Nhưng ít ra anh ta đã có thể được ăn những bữa cơm no.
Tôi và Lục Cẩm Trình quen nhau bảy năm, làm vợ chồng năm năm, tôi coi anh như cả cuộc đời mình, dốc hết tâm sức yêu anh, che chở cho anh.
Nhưng cuối cùng thì sao… Khi có cơ hội trở lại thành phố, anh ta không chút do dự bỏ tôi ở lại.
5.
Kiếp trước.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/trong-thon-co-co-gai-ten-tieu-phuong/2.html.]
Sau khi Lục Cẩm Trình đưa con trai rời đi, gần như tuần nào tôi cũng viết thư cho họ. Nhưng chỉ một tháng sau, những bức thư ấy lần lượt bị trả lại. Lý do đều giống nhau: "Không tìm thấy người tại địa chỉ này."
Về sau, tôi cũng nhiều lần tìm đường lên tỉnh thành. Lần nào cũng ôm hy vọng đi rồi lại ôm thất vọng trở về. Thành phố lớn như thế, chỉ với cái tên Lục Cẩm Trình, tôi hoàn toàn không thể tìm ra anh ta.
Mãi đến năm năm sau, tôi mới lại gặp lại anh ta và con trai. Đó là khi Tống Nguyệt Đào về quê ăn Tết, hai cha con cũng về cùng. Tôi nghe mẹ Tống Nguyệt Đào khoe khoang khắp làng: Rằng Lục Cẩm Trình đã sắp xếp cho con gái bà làm công nhân trong xưởng dệt, mỗi tháng lương tận ba mươi tệ.
Dân làng vừa khen con gái bà có phúc, vừa nhìn tôi với ánh mắt đầy ẩn ý. Lúc đó, ánh mắt con trai nhìn tôi đã hoàn toàn là sự lạnh nhạt. Thằng bé không còn chịu mở miệng gọi tôi là mẹ nữa. Vài ngày ở lại làng, nó luôn quấn quýt bên Tống Nguyệt Đào. Còn Lục Cẩm Trình thì vẫn tiếp tục dối gạt tôi, bảo tôi đợi thêm hai năm nữa, đợi khi đơn vị phân nhà rồi sẽ đón tôi lên thành phố ở cùng.
Nhưng rồi hơn mười năm nữa trôi qua, con trai đã vào đại học, tôi vẫn sống trong căn nhà cũ nát ở quê, chịu đựng đủ lời mỉa mai cùng chế giễu từ dân làng.
Cho đến năm 1995, Lục Cẩm Trình mới lại trở về lần nữa. Nhưng lần này, là để nói chuyện ly hôn. Nghe nói anh ta đã mua được căn biệt thự ba tầng ở thành phố, nếu muốn thêm tên Tống Nguyệt Đào vào giấy tờ nhà thì cần có giấy đăng ký kết hôn của hai người họ.
Con trai cũng đến khuyên tôi. Ban đầu, nó nói:
"Con thấy bố với mẹ đã sống ly thân bao nhiêu năm rồi, có khác gì ly hôn đâu. Chi bằng mẹ sớm để bố tự do đi. Từ nhỏ đến lớn đều là dì Đào chăm sóc con, mẹ đã làm gì cho con chưa?"
Sau đó nó nói tiếp:
"Mẹ với bố nhìn vào khác gì cách nhau hai mươi tuổi, hoàn toàn không giống vợ chồng. Sao mẹ cứ phải bám riết không buông vậy?”
“Mẹ nên biết, nếu không bị liên luỵ mà lưu lạc tới vùng nông thôn thì bố con đã chẳng phải cưới một người phụ nữ quê mùa không có văn hoá như mẹ."
Lời con trai như d.a.o nhọn đ.â.m thẳng vào tim tôi rồi xoáy sâu từng nhát. Nhưng tôi nhất định không chịu ly hôn. Dù tôi biết việc nắm chặt mảnh giấy hôn thú đó chẳng khác gì một kiểu tự an ủi về mặt tinh thần, căn bản không có chút ràng buộc nào với Lục Cẩm Trình.
Nhưng…
Tại sao tôi phải thành toàn cho đôi cẩu nam nữ đó chứ?
Trừ khi tôi chết.
Cho dù tôi có c.h.ế.t đi thì cũng phải để cái dấu mộc trên tờ giấy đăng ký kết hôn đó khiến họ buồn nôn!
Mãi đến sau này, khi tôi hấp hối nằm trên giường bệnh, người dân trong làng gọi điện hàng chục lần cho Lục Cẩm Trình và con trai. Nhưng hai cha con không ai chịu về. Trước khi chết, thứ duy nhất ở bên tôi, chỉ là tờ giấy đăng ký kết hôn đã ngả màu ố vàng, góc giấy cong vênh theo năm tháng.
Lúc ấy tôi mới thực sự hiểu: Với Lục Cẩm Trình, tờ giấy kết hôn ấy chẳng khác gì một mảnh giấy vụn. Nhưng với tôi, nó lại là sợi dây xích trói buộc suốt cả cuộc đời, làm lỡ mất thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi.
May thay, tôi đã có cơ hội lựa chọn lại. Kiếp này, tôi chỉ muốn sống một cuộc đời khác, rời xa người đàn ông từng khiến tôi đau khổ cả một đời.
Nhưng giờ đây…
Chưa phải lúc để tôi đề nghị ly hôn.