Tôi đã tát thẳng vào mặt cô ta.
Cái tát này tôi đã chờ suốt hai kiếp người.
Tôi dốc hết sức mà vung ra.
Gò má trắng trẻo của cô ta in hằn năm dấu tay đỏ rực.
Kiếp trước, khi tôi mới theo quân, Tề Dung Dung cũng nói gần y chang như thế.
Tôi giận lắm, nhưng sợ bị Mạnh Sĩ An xem là đàn bà chanh chua, nên nhịn không ra tay.
Kết quả là cô ta tự ngã xuống rồi đổ vấy lên đầu tôi.
Kiếp này, tôi thẳng tay tát luôn.
Đỡ cho cô ta còn phải giả vờ giả vịt.
Tề Dung Dung sững sờ.
Không ngờ tôi dám đánh thật.
Rồi ngay sau đó, cô ta lập tức khóc rống lên:
“Đoàn trưởng! Cô ấy đánh em!”
Mạnh Sĩ An xông vào:
“Diệp Đàn! Em càng ngày càng quá đáng!”
“Xin lỗi ngay!”
Tề Dung Dung ôm mặt, trong mắt lộ rõ vẻ đắc ý.
Kiếp trước, tôi đã bị bắt quỳ xuống xin lỗi.
Tôi vừa khóc vừa giải thích là do cô ta châm chọc trước, tôi còn chưa động tay cơ mà.
Nhưng Mạnh Sĩ An đâu thèm nghe.
Anh ta không tin Tề Dung Dung – người hay đọc thơ của Shelley, Goethe, Pushkin – lại có thể nói ra những lời độc miệng như thế.
Kiếp này, tôi chẳng cần giải thích nữa.
Cơm không thể ăn nổi, tôi đứng dậy rời đi.
Đây là lần đầu tiên tôi phản kháng lại anh ta sau ngần ấy năm.
Mạnh Sĩ An nổi điên:
“Không xin lỗi thì cút về! Anh sẽ không cưới loại đàn bà như em!”
Tôi đứng lại, quay đầu nhìn anh ta.
“Mạnh Sĩ An, yên tâm. Sau này, anh sẽ không bao giờ thấy tôi nữa.”
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Gương mặt anh ta thoáng lộ vẻ bối rối:
“Em… em có ý gì vậy?”
“Ý tôi chính là điều anh mong muốn đấy.”
“May mà chúng ta chỉ mới đính hôn, chưa đăng ký kết hôn, nên chuyện hôn nhân này coi như hủy bỏ.”
“Từ nay về sau, giữa tôi và anh không còn bất kỳ quan hệ nào nữa.”
“Anh đừng mang gánh nặng tâm lý làm gì. Dù cha tôi hy sinh để cứu anh, anh cũng không có nghĩa vụ phải cưới tôi.”
“Đúng như anh nói, đó chỉ là một tai nạn.”
“Cha tôi là người tốt, bất kỳ ai rơi xuống sông, ông cũng sẽ cứu. Chứ không phải cố tình hy sinh để bắt ép anh trả ơn.”
“Con gái của ông cũng không tệ đến mức phải dùng cái c.h.ế.t của cha mình để đổi lấy một cuộc hôn nhân!”
Nói xong, tôi nhìn thấy sự lúng túng và xấu hổ thoáng qua trên gương mặt Mạnh Sĩ An.
“Tôi… tôi không có ý đó… tôi thật lòng biết ơn bác Diệp…”
“Không cần phải biết ơn. Ông ấy đã mất rồi, lời cảm ơn bây giờ chẳng còn ý nghĩa gì nữa.”
Tôi quay đầu bước vào nhà ga.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/tro-ve-nhung-nam-80-toi-tu-bo-vi-hon-phu-thu-truong/chuong-4.html.]
Mạnh Sĩ An tưởng tôi bị thuyết phục, đồng ý quay lại làng.
Anh ta thở phào, đuổi theo:
“Tôi… tôi đưa em về… chuyện theo quân để tôi suy nghĩ thêm vài ngày…”
Đến giờ phút này, anh ta vẫn không tin tôi thật sự muốn chấm dứt.
Tôi cũng chẳng buồn giải thích.
“Á!”
“Rầm!”
Tề Dung Dung cố tình hất đổ bàn ăn, bát mì tôi mới ăn được vài miếng đổ hết lên người cô ta.
Mạnh Sĩ An vội vàng dừng chân, quay lại chăm sóc bạch nguyệt quang của mình.
“Về đến nơi nhớ gọi điện cho tôi!”
Anh ta móc từ túi ra 100 tệ nhét vào tay tôi, rồi quay người bỏ đi.
Tôi bước nhanh vào trong nhà ga.
Tự dặn mình đừng khóc.
Nhưng nước mắt vẫn không kìm được mà rơi xuống.
Tạm biệt, Mạnh Sĩ An.
Từ giây phút này, anh đã bị xóa khỏi cuộc đời tôi.
Từ nay về sau, sướng khổ buồn vui của tôi đều không còn liên quan đến anh nữa.
Tàu lắc lư suốt ba ngày hai đêm, cuối cùng cũng đến Thâm Quyến.
Kiếp trước tôi đã từng đến đây vài lần, nhưng lúc đó Thâm Quyến đã phát triển vượt bậc, ngang hàng với Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, là thành phố quốc tế thực thụ.
Nhưng hơn bốn mươi năm trước, nơi này chỉ là một làng chài nhỏ bắt đầu vươn mình.
Năm 1984 – Thâm Quyến đang bước vào thời kỳ sôi động nhất, chuẩn bị tăng tốc phát triển.
Tôi chọn Thâm Quyến để bắt đầu lại là vì nơi đây chính là mảnh đất vàng để khởi nghiệp, theo đuổi ước mơ.
Tôi đi dọc các con phố Thâm Quyến.
Dù khung cảnh còn đơn sơ, hiếm thấy nhà cao tầng hay xe sang, nhưng người đông đúc tấp nập, đủ mọi giọng nói vùng miền vang lên.
Đây là những người trẻ từ khắp nơi đổ về Thâm Quyến để tìm cơ hội đổi đời.
Vài chục năm sau, trong số họ sẽ có vô số doanh nhân nổi tiếng, tỷ phú lừng danh.
Và tôi – may mắn được sống lại – nhất định sẽ là một trong số đó!
Tôi sẽ không phụ cơ hội trời ban này.
Tôi cũng đã có kế hoạch rõ ràng.
Lúc này ở đây đã có nhiều nhà máy, cả quốc doanh, liên doanh lẫn vốn nước ngoài.
Nhưng tôi không định xin vào làm công nhân.
Tôi chỉ học hết cấp hai, dù có sống lại cũng không thể biến thành thiên tài kỹ thuật mà làm ra máy tính hay điện thoại.
Vốn liếng của tôi chỉ có 1.000 tệ – chẳng đủ để nhúng tay vào công nghệ cao.
Tôi chỉ có thể chọn ngành có rào cản thấp, vốn ít, nhưng dễ kiếm tiền:
Dịch vụ ăn uống.
Thời này tuy đã cho phép tư nhân kinh doanh, gọi là “hộ cá thể”, nhưng tư tưởng xã hội vẫn bảo thủ, nhiều người xem làm “hộ cá thể” là không đàng hoàng, thậm chí nhục nhã.
Con đường tốt nhất vẫn là vào quân đội, vào nhà máy – tốt nhất là quốc doanh.
Người ta gọi đó là “bát cơm sắt” – công việc ổn định suốt đời.
Thành ra kinh tế tư nhân vẫn hiếm.
Đi trên phố, ngoài mấy cửa hàng quốc doanh như nhà ăn, bưu điện, hợp tác xã hay tiệm thực phẩm, gần như chẳng có hàng quán nào khác.
Ngay cả quán ăn quốc doanh, nhân viên cũng đều là công chức biên chế.
Khách hàng chẳng khác gì “đến làm phiền” họ.