Tôi chỉ biết cười khổ. Cuối cùng cũng hiểu vì sao anh ta đưa tôi về đồn và tiết lộ một số thông tin vụ án - hóa ra là đang nghi ngờ tôi dính dáng đến vụ này?!
Tôi đâu thể dính vào chuyện xui xẻo này được! Tôi lập tức kể hết chuyện ở tiệm tạp hóa, thậm chí gọi điện cho bạn thân của mình là Thẩm Tư Cường - dù anh ấy đang công tác tận Đông Bắc - để làm chứng cho mình. May sao sau cuộc điện thoại, họ cũng tin tôi không liên quan đến vụ án.
Lão Hoàng vừa thả tôi ra khỏi phòng thẩm vấn vừa nửa đùa nửa thật trách móc: “Tôi nói này, mấy người làm phóng viên sao cứ thích chui vào mấy chỗ rắc rối vậy? Cứ như thế thì đi thi chạy còn có cửa thắng!”
Tôi cười khổ: “Cũng là do yêu cầu công việc, chứ ai muốn đâu...”
Rồi tôi tranh thủ hỏi dò: “Bên Trần Phương có điều tra được gì không ạ?”
“Anh ta cứ một mực nói không biết gì cả, chuyện tiền âm phủ cũng đổ hết lên đầu cậu. Anh ta là nạn nhân, chúng tôi không tiện dùng biện pháp mạnh...”
Lão Hoàng lỡ lời nói vài câu rồi sực nhớ ra, trợn mắt nhìn tôi: “Còn muốn gài lời tôi hả? Mau đi đi!”
Tôi chỉ biết bĩu môi rời khỏi đồn cảnh sát, trong lòng lại càng nhớ thời còn có Thẩm Tư Cường ở đây - lúc đó ít nhất còn có nguồn tin từ bên trong, giờ thì điều tra gì cũng khó hơn gấp bội...
May mắn thay, tôi vẫn còn một hướng điều tra khác - đó là người "kết hôn âm" với vợ Trần Phương: Mã Khoa Kiệt.
Mã Khoa Kiệt c.h.ế.t khi mới 27 tuổi, cũng chẳng có nghề nghiệp gì tử tế. Sau khi học hết cấp hai thì bỏ học, lang thang nhiều năm ở thị trấn. Đêm xảy ra tai nạn, hắn uống say rồi chạy ra đồng bắt thỏ, kết quả đ.â.m thẳng xe máy vào bánh xe tải.
Tôi lần mò tìm đến nhà họ Mã nhưng ban đầu cũng bị từ chối. May mà người nhà họ Mã dễ nói chuyện hơn. Sau khi tôi cho biết mình là phóng viên, kiên nhẫn thuyết phục thì cuối cùng cũng moi được chút thông tin.
“Quan tài của em trai chị được đưa về lúc nào vậy ạ?” Đây là điều tôi quan tâm nhất, nên hỏi ngay câu đầu tiên.
Người trả lời là chị gái của Mã Khoa Kiệt. Cô nheo mắt, vẻ mặt ngơ ngác như không hiểu tôi đang nói gì: “Đưa về? Từ đâu cơ?”
“Từ nhà Trần Phương chứ đâu!”
“Không phải chứ? Lễ cưới âm tổ chức ở nhà tôi mà, làm xong nghi lễ là khiêng quan tài đi chôn luôn, hai người họ được chôn cùng nhau... Chuyện mới xảy ra tuần trước, cả nhà tôi đều tận mắt chứng kiến.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/tien-nguoi-chet-nguoi-song-khong-nen-dung-tien-nguoi-chet/chap-3.html.]
Cái gì cơ? Tôi sững người lại. Lễ cưới âm đã được tổ chức từ tuần trước, lại còn diễn ra ở nhà họ Mã? Vậy thì bữa tiệc ba ngày trước ở nhà Trần Phương là sao? Hơn nữa, vợ của Trần Phương mới mất có năm ngày...
Nghĩ tới đây, tôi rùng mình một cái - chẳng lẽ bữa cưới đó là... ma tổ chức?
Nhưng nhà họ Mã không có lý do gì để lừa tôi cả. Chuyện lớn như thế, cả làng ai cũng thấy, chỉ cần hỏi vài người là biết. Nếu vợ Trần Phương đã được chôn cùng Mã Khoa Kiệt từ tuần trước thì người nằm trong quan tài ở nhà Trần Phương là ai?
Trở về toà soạn, cô thực tập sinh Lưu Hy Nhiên nhảy chân sáo đến, báo tin đã tra được thông tin tôi nhờ.
“Trong ba tháng qua, các thị trấn trong thành phố ta tổng cộng tổ chức mười chín lễ cưới âm, trung bình mỗi tuần khoảng một đến hai vụ. Mà đó mới chỉ là số chúng ta biết được, có thể còn nhiều hơn...” - cô ấy vừa nói vừa nhíu mày - “Bình thường đâu có mê tín như vậy? Em từ nhỏ đến lớn chỉ nghe nói vài lần, cả năm may ra mới có hai ba vụ thôi.”
Tôi nhìn đống tư liệu cô ấy sắp xếp, lặng lẽ suy nghĩ.
Tần suất cưới âm bất thường, nghi lễ dư thừa, khách mời kỳ quái, tiền âm phủ lạ lùng, tên cướp c.h.ế.t bất ngờ... Tất cả chắc chắn có một sợi dây liên kết nào đó.
Nhưng là gì?
4
Người thường đến đây chắc sẽ chờ kết quả điều tra của cảnh sát, dù sao thì tâm lý Trần Phương cũng không vững, chắc chẳng cầm cự được quá một ngày. Nhưng tôi thì không thể. Không có tin độc quyền và thông tin sâu, bài phóng sự của tôi sao có thể nổi bật? Làm nghề báo mà, sống là nhờ tin tức độc.
Tôi lại nhớ đến cái quan tài ở nhà Trần Phương. Tuy cảnh sát đã nghi ngờ và giữ Trần Phương để điều tra nhưng dường như vẫn chưa tìm ra manh mối từ chiếc quan tài kia.
Tôi quyết định nhân lúc Trần Phương vắng nhà, quay lại điều tra một chuyến nữa.
Chỉ trong một ngày, tôi đã ghé nhà họ Mã, quay lại toà soạn phân tích dữ liệu, giờ lại chạy sang nhà Trần Phương... Lúc đến nơi thì trời đã tối om.
Đi ngang tiệm tạp hóa ở đầu làng, tôi ghé vào mua cái đèn pin nhưng vừa bước vào đã thấy bà chủ nhìn tôi với ánh mắt đầy trách móc.
Tôi lập tức hiểu lý do, ngượng ngùng nói: “Chị à, thật xin lỗi. Cảnh sát hỏi em, em đâu thể không nói gì được.”
Bà chủ thở dài: “Cảnh sát đến tiệm tôi hỏi đủ thứ, lại để mọi người trong làng thấy... Mấy hôm nay chẳng ai dám vào mua hàng nữa.”