Tiền người chết: Người sống không nên dùng tiền người chết - Chap 1
Cập nhật lúc: 2025-04-25 11:20:46
Lượt xem: 50
(Trích từ: “Chuyện kỳ lạ trong thành phố: Ghi chép điều tra của một phóng viên theo đuổi những chuyện “ma quái””)
Không ai biết nên gọi bữa tiệc tối hôm đó là gì - vừa là đám cưới, lại cũng là đám tang. Mà nhân vật chính, lại là cùng một người. Sau khi vợ chết, Trần Phương nhận 50.000 tệ để tổ chức âm hôn - gả người vợ đã c.h.ế.t cho một người c.h.ế.t khác.
Nhưng điều khiến người ta chú ý hơn cả là khoản tiền mừng hôm ấy - tổng cộng lên tới 240.000 tệ.
Ở quê có một câu nói: “Người sống không dùng tiền người chết.” Cái gọi là “tiền người chết”, chính là tiền phúng điếu nhận trong đám tang. Theo phong tục, số tiền đó chỉ được dùng để mua nhang đèn vàng mã và lo liệu hậu sự. Nếu dùng vào việc khác, sẽ tổn âm đức, gặp báo ứng.
Nhưng Trần Phương không tin những điều mê tín đó. Ôm một cục tiền mặt, anh ta đi suốt đêm đến ngân hàng gần nhất định rút tiền qua máy ATM để "rửa tiền" vì nghĩ rằng sau khi gửi vào ngân hàng rồi rút ra thì đó sẽ không còn là “tiền người chết” nữa.
Nhưng chỉ còn cách ngân hàng 50 mét, anh ta bị cướp. 290.000 tệ - không còn lại một xu.
1
Người báo án là phía ngân hàng. Bảo vệ khi kiểm tra camera an ninh đã phát hiện vụ cướp xảy ra ngay trên đường.
Chỉ là một vụ cướp thì cũng không có gì đặc biệt. Nhưng ba chữ "tiền người chết" khiến vụ việc trở nên ly kỳ, lập tức trở thành đề tài bàn tán của dân làng sau bữa ăn.
Dạo gần đây trời yên biển lặng, tôi - một phóng viên chuyên điều tra các chuyện kỳ lạ - cũng đã lâu không có "kèo" nào. Nay nghe được tin này, tôi lập tức tới đồn cảnh sát. Nhưng vì lâu rồi không đến, các đồng chí công an có vẻ lạnh nhạt, nhất quyết không hé răng nửa lời. Lại thêm cậu bạn thân nhất của tôi - Thẩm Tư Cường - đang công tác xa, nguồn tin chính thức coi như cắt đứt.
Cắn răng một cái, tôi quyết định đến thẳng nhà Trần Phương.
Trên đường đi qua cổng làng, tôi do dự một lúc, cảm thấy không nên đến tay không, định vào tạp hóa mua chút quà, đại khái như một thùng sữa.
Khi bà chủ thối lại tiền, tôi tiện miệng hỏi thăm về Trần Phương, không ngờ bà ta lại tỏ vẻ khó xử: "Nhà Trần Phương hả... tốt nhất là đừng tới, có điều gì đó rất kỳ quái!"
Ồ? Tôi lập tức thấy hứng thú. Tôi chuyên săn tin chuyện ma quỷ, càng kỳ lạ lại càng hấp dẫn. Tôi vội hỏi thêm.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/tien-nguoi-chet-nguoi-song-khong-nen-dung-tien-nguoi-chet/chap-1.html.]
Ánh mắt bà chủ có chút hoảng sợ, cố nén cảm xúc nhưng vẫn nói ra: "Thằng Trần Phương đó là con bạc khét tiếng, chẳng làm ăn đàng hoàng gì cả. Con vợ thì đầu óc không bình thường, không biết nó dụ dỗ thế nào mà cưới được. Sống với nhau mấy năm cũng không có con rồi chết. Trước khi vợ mất, nó suốt ngày đi dò hỏi xem nhà ai muốn làm âm hôn, định tìm người “kết đôi” cho vợ. Cuối cùng gả cho con trai út của ông Mã làng bên - c.h.ế.t vì tai nạn năm ngoái... chuyện này anh biết chứ?"
Tôi gật đầu: "Có nghe rồi. Đám cưới đám tang làm chung một ngày, tổ chức linh đình, nghe nói tiền mừng lên tới mấy trăm ngàn."
Bà chủ bĩu môi, tỏ vẻ khinh thường, nét sợ hãi cũng vơi đi chút: "Tiền mừng? Hừ, nói thật cho anh biết, Trần Phương vốn chẳng được lòng ai. Hôm đó, ngoài mấy họ hàng thân thích, cả làng gần như không ai đến."
Nghe vậy, tôi cũng bắt đầu thấy có gì đó không ổn: "Vậy tiền mừng... là của ai?"
"Ai mà biết được? Nghe mấy người tới nói, hôm đó nhà nó náo nhiệt lắm. Có rất nhiều người ra vào, cứ đưa tiền mừng rồi đi, chẳng ai ở lại ăn uống. Người thân định ra ngoài xem còn bị Trần Phương cản lại," nói đến đây, vẻ mặt bà chủ càng thêm bất an, "có người nói... bọn họ là... ma."
Tôi thấy bà chủ như còn điều gì giấu kín, cố ý làm ra vẻ nghi ngờ để gợi chuyện: "Chị nói vậy thì tôi không tin rồi, ma thì làm sao có tiền mà mừng cưới?"
Quả nhiên, bà chủ đỏ mặt, cao giọng nói: "Ai lừa anh? Tôi có... có bằng chứng!"
Ồ? Một bất ngờ ngoài dự tính. Tôi nghiêm mặt nói mình là phóng viên, đang điều tra vụ việc.
Nghe tôi nói vậy, bà chủ cúi xuống, lục lọi dưới quầy rồi đưa tôi một phong bì mỏng.
Là một phong bì trắng, không tem không địa chỉ, mặt sau có chữ "奠" (tưởng niệm) to bằng bút lông - loại phong bì dùng trong đám tang để đưa tiền phúng.
"Bữa đó tôi đóng cửa muộn. Nửa đêm có một thanh niên mặc đồ đen, đội mũ kín mít tới mua thuốc lá. Khi lấy tiền rồi phong bì này trong tiệm rồi đi về phía nhà Trần Phương," bà chủ kể, "Một lúc sau tôi mới phát hiện. Nói thật là tôi tham, định giấu làm của riêng. Nhưng khi mở ra thì..."
Lúc bà nói tới đây, tôi cũng vừa mở phong bì - và sững sờ.
Bên trong là hai tờ tiền âm phủ, mỗi tờ... một tỷ!
"Anh nói không phải ma, vậy sao lại tặng thứ này?" - bà chủ hỏi tôi.
Tôi cau mày, nhìn chằm chằm vào hai tờ tiền, không nói nổi một lời.