Đây đúng là một trò cười lớn nhất thiên hạ.
Tôi nhếch mép, cười nhạo không thành tiếng.
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
Lưu Diễm Mai tủi thân nghiêng người về phía Tạ Du: "A Du, có phải Phương Phỉ đang giận em không? Nhưng em cũng không ngờ dây điện đó lại nguy hiểm thật, nếu em biết, thì dù em có bị điện giật chết, cũng sẽ không hại Phương Phỉ đâu."
Tạ Du dịu giọng an ủi chị ta: "Sao lại trách em được chứ? Mạng của Phương Phỉ là do anh trai anh cho, đừng nói cô ấy chỉ bị tàn tật, cho dù có chết, cũng không thể oán trách em được."
Nghe những lời bên tai, tôi gần như không thể nhớ lại lần đầu tiên Tạ Du chiếm hữu tôi, anh ta cũng đã từng ôm chặt tôi, nói: "Phương Phỉ, sau này hai chúng ta sống tốt nhé."
Tôi hơi nghi ngờ, liệu đoạn ký ức đó có thật sự tồn tại hay không.
Tạ Du người từng nói muốn sống tốt với tôi, có lẽ cũng là giả dối thôi.
Không khí trở nên yên lặng một cách kỳ quái.
Tạ Du đột nhiên nói: "Phương Phỉ, bên nhà máy dệt, chủ nhiệm Vương có đến thăm em."
"Tay em thế này, sau này e là không nối chỉ được nữa rồi."
Tôi đột ngột mở to mắt, chỗ đặt ống nội khí quản đau rát.
Tạ Du tránh ánh mắt tôi: "Vừa hay nhà máy đang muốn tinh giản biên chế, anh nghĩ thôi thì mỡ treo miệng mèo, nên để chị dâu thay vào vị trí của em rồi."
Lưu Diễm Mai đúng lúc đưa tới một tờ giấy, bên trên đóng con dấu đỏ tươi.
"Em Phương Phỉ, em yên tâm, trợ cấp thâm niên đều tính cho chị, A Du đã đặc biệt giành cho chị mức cao nhất rồi đấy."
Tôi nhìn chằm chằm vào tờ đơn xin điều chuyển công tác đó, đột nhiên ho dữ dội.
Y tá nghiêm giọng đuổi người: "Bệnh nhân cần nghỉ ngơi yên tĩnh!"
Tạ Du đành phải đứng dậy.
Anh ta đặt mấy quả táo Lưu Diễm Mai mang đến lên đầu giường tôi:
"Nghỉ ngơi cho khỏe, sau khi xuất viện, em sẽ không còn nợ anh trai anh nữa, sau này... chúng ta sẽ sống tốt."
Lại là câu nói này.
Tôi mệt mỏi nhắm mắt lại.
Ngay khoảnh khắc cửa đóng lại, tôi nghe thấy giọng nũng nịu của Lưu Diễm Mai:
"A Du, ngày đầu tiên em đi làm, muốn mời mọi người ăn bữa cơm, anh đi sắp xếp đi."
Tạ Du đáp rất dứt khoát: "Được."
Tôi cười tự giễu, tay trái đưa lên sờ vào bàn tay phải trống rỗng.
Cái giá dùng ba ngón tay để nhìn rõ một con người, không biết có được coi là rẻ hay không.
4
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/thap-nien-80-tac-thanh-cho-cau-nam-nu/chuong-3.html.]
Ngày xuất viện, hiếm khi Tạ Du giúp tôi thu dọn hành lý.
Anh ta xách ba lô đứng ở cửa phòng bệnh, mắt nhìn chằm chằm vào bàn tay y tá đang tháo chỉ cho tôi.
Băng gạc được gỡ từng lớp, để lộ những ngón tay dị dạng, xấu xí còn sót lại.
Ngón trỏ và ngón giữa mất đến tận gốc, ngón áp út chỉ còn lại một mẩu thịt ngắn cũn.
"Chậc." Tạ Du đột nhiên quay mặt đi, "Trông như cục u cây già."
Tôi nhìn chằm chằm bàn tay phải co quắp của mình, nhớ lại cuộc thi tay nghề ở nhà máy dệt năm ngoái, đôi tay này đã từng lập kỷ lục một phút thắt được hai mươi tám nút.
Lúc đó chủ nhiệm Vương cười tủm tỉm nói: "Tay của Phương Phỉ, trời sinh ra là để làm nghề dệt rồi."
Bây giờ bàn tay này co rúm trong ống tay áo, đến đôi đũa cũng không cầm nổi.
Ngay cả việc cúi xuống buộc dây giày, cũng không tài nào thắt thành nút được.
Tạ Du ngồi xổm xuống, có chút mất kiên nhẫn: "Đã bảo em đừng cố chấp rồi, sĩ diện có ăn được không?"
Tôi thản nhiên đáp: "Được thôi, vậy sau này tôi đều tìm anh buộc dây giày."
Động tác trên tay Tạ Du dừng lại, sắc mặt rất không tự nhiên: "Vậy thì chuyện đơn giản thế này, em vẫn nên tự học cách làm đi."
Tôi chỉ cười cười: "Ừ, sẽ không làm phiền anh nữa."
Bất kể là theo nghĩa nào.
Về đến nhà trời đã nhá nhem tối.
Tạ Du liên tục nhìn ra ngoài, vẻ mặt sốt ruột.
Tôi bình tĩnh hỏi anh ta: "Muộn thế này chị dâu chưa về, anh không cần đi đón à?"
Tạ Du ngờ vực nhìn tôi: "Em không làm loạn à?"
Tôi cười: "Tôi có gì mà phải làm loạn?"
Tạ Du cau chặt mày, có lẽ cảm thấy lời này của tôi nghe không thuận tai.
Nhưng anh ta lại không nói được lý do tại sao.
"Phương Phỉ, từ nhà máy dệt về phải đi qua ruộng ngô, chỗ đó không an toàn lắm, anh qua xem sao, em ngủ trước đi."
Tạ Du đi vội vàng, đương nhiên cũng không nhìn thấy nụ cười chế giễu nơi khóe miệng tôi.
Tôi làm việc ở nhà máy dệt hai năm, con đường đêm đó ít nhất cũng đã đi qua mấy chục lần.
Nhưng anh ta chưa bao giờ đi đón tôi.
Hóa ra, anh ta cũng biết đám ruộng ngô kia thường có lưu manh qua lại cơ đấy.