Tôi tổng hợp toàn bộ bằng chứng và đến thẳng đồn công an trình báo.
Cuối cùng, tôi đăng thông báo của luật sư lên mạng xã hội của mình, đồng thời công khai tất cả tài liệu.
Trong bản án của tòa, trắng đen rõ ràng: bà nội phải trả lại hai phần ba số tiền bồi thường.
Năm đó việc họ đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà từng lên hot search địa phương.
Quan trọng nhất, tôi tìm thấy hồ sơ vay vốn ngân hàng của mẹ — chứng minh cửa hàng là do mẹ tự vay tiền mở, không dính dáng gì đến bà nội và gia đình chú.
Tất cả bằng chứng này đã vả thẳng vào mặt những kẻ từng mắng chửi chúng tôi — từ họ hàng cho đến cư dân mạng.
Dư luận bắt đầu chuyển hướng về phía chúng tôi.
Công an triệu tập bà nội lên phường để răn đe, nhưng dù sao bà cũng đã ngoài bảy mươi, sau khi giáo dục vẫn phải thả người.
Không ngờ hôm sau, bà nội lại xách theo một cái ghế đẩu nhỏ, ngồi chình ình ngay trước cửa tiệm của mẹ tôi.
Bà mặc chiếc áo bông cũ, gặp ai cũng lau nước mắt than thở:
"Tôi khổ quá… con trai thì mất, con dâu lại bỏ mặc tôi…"
Người đi đường chỉ trỏ bàn tán, có người còn lén chụp ảnh rồi đăng lên mạng, kèm theo dòng chữ:
"Thương quá! Cụ già bị con dâu đuổi ra khỏi nhà, chỉ biết ngồi trước cửa tiệm khóc…"
Lại thêm một đám dân mạng không biết đầu đuôi gì hùa vào chửi bới.
Mẹ tôi tức đến mức toàn thân run rẩy, nhưng vì người vây xem quá đông nên chỉ có thể cố nhẫn nhịn, bước ra nói nhỏ:
"Mẹ, mẹ đừng làm ầm lên ở đây được không?"
Bà nội lập tức lớn tiếng:
"Tôi làm ầm gì chứ? Tôi chỉ muốn đến xem tiệm của con trai mình thôi cũng không được à?"
Rồi bà cố tình quay sang đám đông mà nói lớn:
"Mọi người xem giùm đi, đây là cửa hàng mà con trai tôi để lại đó!"
Tôi không thể nhịn thêm, liền xông ra:
"Bà ơi, bà quên bản án của tòa rồi à? Tiệm này là mẹ cháu vay tiền tự mở, chẳng liên quan gì đến bố cháu cả!"
Không biết từ đâu, chú tôi đột ngột xuất hiện, túm lấy tôi:
"Cháu ăn nói với bà kiểu gì đấy? Không trên dưới gì cả!"
Mẹ tôi lập tức kéo tôi ra sau lưng bảo vệ:
"Các người rốt cuộc muốn gì?"
Chú cười khẩy:
"Đơn giản thôi. Một là giao cửa hàng cho tôi quản lý, hai là..."
Chú liếc đám đông ngày càng đông hơn,
"Chúng tôi sẽ ngồi đây mỗi ngày, xem ai dai sức hơn ai!"
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/sau-khi-duoi-me-con-toi-ra-duong-ba-noi-muon-chung-toi-bao-hieu/5.html.]
Bà nội lập tức gào lên phụ họa:
"Con ơi, con c.h.ế.t rồi tụi mẹ biết sống sao đây…"
Lúc này, chú Vương ở tiệm kim khí bên cạnh không chịu nổi nữa, bước ra nói:
"Bà cụ ơi, tôi mở tiệm ở đây hơn chục năm rồi, cửa hàng này là mẹ con bé Chiêu tự tay gây dựng đó. Lúc con trai bà còn sống, chỗ này vẫn là tiệm cắt tóc cơ mà!"
Một vài khách quen cũng lên tiếng bênh vực:
"Đúng đấy! Bà chủ tốt bụng lắm! Mà bà chẳng vừa bị công an gọi lên giáo dục đấy à, sao lại còn đến gây chuyện?"
Sắc mặt bà nội biến đổi, đang định lăn lộn thì cảnh sát chen vào giữa đám đông — hóa ra người dân gọi báo.
"Lại là các người?" Anh cảnh sát cau mày nhìn bà và chú,
"Hôm qua đã nói rõ rồi, còn gây rối nữa thì sẽ xử lý theo Luật An ninh trật tự!"
Bà nội thản nhiên:
"Tôi già rồi, không sợ! Có bản lĩnh thì bắt tôi đi!"
Bà gây náo loạn đến mức ngay cả cảnh sát cũng bó tay, mà quán của mẹ thì càng ngày càng vắng khách.
Họ đã đến ngồi lì trước cửa tiệm suốt nửa tháng rồi.
Hôm nay, họ lại đến.
Tôi hít một hơi thật sâu, cố nặn ra nụ cười, ngồi xổm xuống trước mặt bà nội:
"Bà ơi, dưới đất lạnh lắm, bà đừng ngồi đây nữa."
Tôi vươn tay đỡ bà, cố tình nói bằng giọng nghẹn ngào:
"Thật ra bao năm qua, cháu vẫn luôn rất nhớ bà…"
Mẹ tôi kinh ngạc nhìn tôi:
"Chiêu Chiêu, con đang…"
Tôi đỏ mắt, lạnh lùng nói với mẹ:
"Mẹ à, mẹ đừng cố chấp nữa. Dù gì chúng ta cũng là người một nhà, làm ầm thế này khó coi lắm."
Mẹ định kéo tay tôi, tôi bất ngờ hất ra:
"Con nghĩ mình nên phụng dưỡng bà nội. Dù sao sau này tiệm này cũng là của con, bây giờ giao cho chú quản lý có gì không được?"
"Bao nhiêu năm qua mẹ chưa từng đưa bà nội tiền dưỡng già, giờ ít nhất mỗi tháng cũng phải đưa 50 ngàn."
Mẹ vừa giận vừa sững sờ:
"Chiêu Chiêu! Con bị làm sao thế?"
Tôi gào lên:
"Con mặc kệ trước kia thế nào, bà là bà nội con, m.á.u mủ vẫn hơn nước lã!"