Sao Chổi Cũng Là Sao - Chương 4

Cập nhật lúc: 2025-04-23 14:56:25
Lượt xem: 5,523

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee hoặc Tiktok để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/40SymCNlPk

Việc mở khoá chương chỉ thực hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ.

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Bà Vương rốt cuộc hậm hực bỏ đi, ra đến cửa còn xách lại toàn bộ thịt và rau mang tới, lượn lờ tìm nốt hộp kẹo nhưng chẳng thấy đâu – nó từ lâu đã vào bụng tôi với chị rồi.

 

Sau khi bà ấy đi, còn thêm mắm dặm muối loan tin khắp làng, nói nhà tôi không có giấy tờ, đến lúc giải tỏa chắc chắn phải tha phương cầu thực.

 

Bà nội tôi đặc biệt bế cậu em trai bốn năm tuổi – cái tuổi lẽ ra nên tự chạy nhảy mà còn bám lấy bà – đứng ngay cửa nhà tôi, vênh váo mắng:

 

“Tôi đã nói rồi mà, hai đứa con gái này đúng là sao chổi! Giờ thì hay rồi, sắp giải tỏa mà ngay cả cái nhà đất bùn này cũng không ở nổi, tôi xem ba mẹ con chúng nó định làm sao!”

 

Cô út vừa giặt đồ vừa nói thản nhiên:

 

“Còn làm sao nữa? Xuống âm phủ tìm con trai và chồng bà ấy, bảo họ đi làm nuôi chúng tôi. Cũng tiện cho họ chứng kiến xem hai cái ‘sao chổi’ này lợi hại cỡ nào!”

 

Bà nội nghẹn họng không nói được câu nào, chờ mẹ tôi vừa về liền chạy sang mách tội, bảo mẹ tôi nuôi con không biết dạy, để chúng lộng hành.

 

Mẹ chỉ thản nhiên nói: “Tôi không có bản lĩnh, nuôi con hơi thô, nên tụi nó dậy thì sớm, nổi loạn sớm. Dù sao cũng là con nhà họ Lương, nếu bà thấy không vừa mắt thì cứ chọn một đứa mà dắt về.”

 

Chỉ đăng truyện Cơm Chiên Cá Mặn, Cá Mặn Rất Mặn và MonkeyD

Tôi với cô út liền làm bộ háo hức muốn theo bà về, bà nội còn chẳng thèm quay đầu, bỏ đi nhanh như thể chân dẫm phải ván trượt.

 

8.

 

Mẹ nuôi tôi và cô út thật sự rất vất vả.

 

Cái ác ở nông thôn chính là ghét người có, cười người không, chê người nghèo nhưng lại sợ người giàu.

 

Lúc đầu mẹ tôi thuê đất của người trong làng để canh tác. Mảnh đất đó vốn là đất hoang, nhà người ta cũng chẳng buồn trồng trọt gì, mẹ tôi thuê lại với giá rất rẻ. Mẹ học theo sách, cặm cụi canh tác mấy năm, cuối cùng cũng có chút thu hoạch. Mẹ vui vẻ nói với chúng tôi: “Năm sau chắc chắn sẽ được mùa lớn.” Kết quả, người ta đòi lại đất để tự trồng.

 

Từ khoảnh khắc ấy, mẹ đã dạy tôi và cô út một điều: Thứ gì cũng phải là của mình thì mới thật sự là của mình.

 

Đồ của người khác, mãi mãi vẫn là của người khác.

 

Có lẽ chính điều đó đã hình thành nên quan điểm tiêu dùng sau này của tôi và chị: những gì có thể mua thì tuyệt đối không đi thuê, chỉ khi đồ đạc thuộc quyền sở hữu của mình, thì mới gọi là đứng vững trên đất.

 

Sau đó mẹ đi làm thuê ở tiệm may. Mẹ có đôi tay rất khéo và thích đọc sách, mỗi lần nhìn thấy người mẫu mặc đồ gì trên tạp chí, chỉ vài hôm sau là mẹ có thể may ra cái gần giống như thế.

 

Bà chủ tiệm may rất quý mẹ, lại thương mẹ phải nuôi hai đứa con nhỏ, nên trả lương cũng cao hơn bình thường.

 

Thế là mẹ ngày đêm miệt mài làm đồ, đèn trong nhà chính suốt đêm không tắt.

 

Có lẽ đó là bản giao hưởng duy nhất trong tuổi thơ của tôi và cô út.

 

Cuộc sống của chúng tôi được hình thành và dệt nên từ từng đường kim mũi chỉ của mẹ.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/sao-choi-cung-la-sao/chuong-4.html.]

Mùa hè, đêm thường oi bức. Cả nhà chỉ có mỗi chiếc quạt trần to ở nhà chính, là thứ mà mấy năm trước có người xuống thôn làm từ thiện, trưởng thôn tranh thủ xin được cho nhà tôi.

 

Mẹ tôi luôn có thể ngồi yên hàng giờ. Máy khâu giống như núi Ngũ Hành đè Tôn Ngộ Không, ghì chặt lấy mẹ, khiến mẹ mãi chẳng đứng lên nổi.

 

Tôi và cô út ngồi bên cạnh. Tôi đọc Mười vạn câu hỏi vì sao, chị thì đọc Thép đã rèn tôi thế đấy.

 

Tôi hỏi mẹ: “Tại sao máy bay có thể bay được trên trời?”

 

Mẹ nói: “Chỉ cần có quyết tâm, chuyện gì cũng có thể làm được.”

 

Tôi hỏi: “Tại sao bà nội lúc nào cũng giận dữ?”

 

Mẹ nói: “Bất kỳ thằng ngốc nào cũng có thể tức giận, nhưng người có thể khống chế được cơn giận mới là anh hùng thật sự.”

 

Tôi lại hỏi: “Tại sao sáng nào con cũng không dậy nổi?”

 

Mẹ đáp: “Con người phải điều khiển được thói quen, chứ không thể để thói quen điều khiển mình.”

 

Những lúc như vậy, mẹ thường bảo mẹ không hiểu mấy thứ con chữ rắc rối đó, mẹ chỉ thích nhìn tranh ảnh thôi. Nhưng thấy hai cô cháu tôi cầm sách đọc là mẹ lại vui.

 

Mẹ không học nhiều, chỉ học đến lớp ba tiểu học thì nghỉ, nhường lại cơ hội cho em trai mình.

 

Mẹ nói: “Nhưng mấy năm đi học đó vẫn để lại cho mẹ không ít lợi ích. Hồi học tiểu học, thầy giáo từng dạy một câu danh ngôn của Gorki: Sách là bậc thang tiến bộ của nhân loại.”

 

“Câu này mẹ luôn nhớ kỹ. Con xem, lúc trước ruộng nhà mình có phải trồng tốt nhất không? Áo dài mẹ may có phải đẹp nhất không?”

 

Nói xong, mẹ hôn lên má tôi và cô út một cái, rồi cười bảo: “Con của mẹ nuôi có phải là giỏi nhất không?”

 

Tôi và cô út đồng thanh hét lớn: “Phải ạ!”

 

9.

 

Năm tôi mười hai tuổi, làng tôi thực sự bị giải tỏa rồi!

 

Ngay ngày hôm sau khi tin tức được công bố, máy xúc đã ầm ầm chạy đến đầu làng.

 

Để làm gương cho dân, trưởng làng là người đầu tiên ký tên bàn giao nhà.

 

Chiều hôm đó, sau khi ông giao chìa khóa, máy xúc liền san bằng toàn bộ phần nhà ông trừ lại căn nhà chính, để làm văn phòng cho tổ giải tỏa làm việc.

 

Ngày nào tôi và cô út cũng nơm nớp lo sợ, chỉ sợ tan học về thì nhà mình đã bị san thành đất trống rồi.

 

Loading...