Sao Chổi Cũng Là Sao - Chương 3

Cập nhật lúc: 2025-04-23 14:55:23
Lượt xem: 6,150

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee hoặc Tiktok để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/Vt6cHAxjv

Việc mở khoá chương chỉ thực hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ.

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Sáng sớm ngày thứ tư, bà Vương dậy thật sớm, rốt cuộc cũng chặn được mẹ tôi ngay trước cửa nhà.

 

Bà Vương không chỉ có đam mê mai mối mà còn nhiều chuyện có tiếng, mẹ tôi vốn không muốn gây xích mích với bà ta, nên ráng nhịn nghe suốt nửa ngày mà vẫn không hiểu bà muốn nói gì.

 

Cho đến khi thấy bà nội tôi bế đứa em trai, là con do thím hai liều mạng sinh ra, đứng trước cửa nhà, mẹ tôi mới bừng tỉnh.

 

Tôi sẽ không bao giờ quên ngày hôm đó.

 

Mẹ tôi lôi tổ tông mười tám đời của bà Vương và bà nội ra mà chửi, lặp đi lặp lại cả trăm lần, đến nỗi cô út đứng bên học được một đống câu mới, từ đó tung hoành khắp trường học.

 

Mẹ tôi giọng vốn đã to, hôm đó vì giận nên còn sắc nhọn hơn bình thường.

 

Chưa đến một buổi, từ đầu làng đến cuối xóm đều biết rõ âm mưu của bà nội tôi.

 

Thím hai mới mất chưa được bao lâu, vậy mà bà ta đã vội vã muốn gán góa phụ – tức là mẹ tôi cho chú hai.

 

Chuyện này để ở nhà ai mà không phải là trái luân thường?

 

Lời ra tiếng vào trong làng ngày càng khó nghe, đến mức bên ngoại của thím hai cũng phải kéo đến cãi một trận tơi bời.

 

Sau trận đó, chú hai gần như cả năm trời không dám bén mảng đến nhà tôi, dĩ nhiên trong làng cũng chẳng còn ai dám làm mối cho ông ta nữa.

 

Cuộc sống vẫn cứ thế trôi, cho đến một ngày, đột nhiên cậu mợ tôi dắt theo anh chị họ đến nhà chơi.

 

Việc này chưa từng xảy ra trước đó.

 

Từ lần mẹ tôi bị chặn cửa mấy năm trước, bà chưa bao giờ quay lại nhà ngoại, vì không muốn bị người ta xì xào chuyện “ăn bám”, gặp ai bà cũng có thể tự tin vỗ ngực:

 

“Chỉ hai đứa nhỏ thôi mà, tôi lo được!”

 

Hôm đó cũng không phải tiệc tùng gì lớn, họ đến ngay sát giờ cơm.

 

Cô út còn ra vườn nhổ thêm hai cây rau xanh, nói là thêm món cho cậu mợ, vậy mà họ cũng chẳng phàn nàn gì.

 

Ăn xong, cậu mợ gọi anh chị họ rủ chúng tôi ra ngoài chơi.

 

Nhưng cô út đâu dễ bị gạt.

 

Cô mượn cớ rửa chén rửa nồi, nhất quyết không rời khỏi căn nhà đất của chúng tôi.

 

Cho đến khi cậu tôi thốt ra một câu không biết xấu hổ, chị liền hất luôn thau nước rửa chén lên người hai vợ chồng họ, vỗ tay nói:

 

“Tay trơn trượt thôi.”

 

Mẹ tôi vừa nhịn cười vừa tiễn cậu mợ đang giận tím mặt ra khỏi cửa.

 

6.

 

Khoảng năm tôi mười tuổi, tôi và cô út đang học lớp ba thì nghe tin khu chúng tôi sắp giải tỏa.

 

Cậu mợ ở làng bên đã nghe ngóng được phong thanh từ trước, lần này tới là để thuyết phục mẹ tôi cho họ chuyển hộ khẩu sang nhà mình.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/sao-choi-cung-la-sao/chuong-3.html.]

Chỉ đăng truyện Cơm Chiên Cá Mặn, Cá Mặn Rất Mặn và MonkeyD

 

“Tiểu Nga à, nghe nói mỗi khẩu được đền hai vạn tệ đấy. Bọn chị cũng chuyển qua, em thấy có được không?”

 

Đúng là mỗi người được hai vạn, nhưng chính phủ không cho phép treo khẩu khống. Mỗi đầu người đều phải có diện tích nhà tương ứng.

 

Nói cách khác, nếu cậu mợ và anh chị họ tôi đều chuyển qua, mẹ tôi sẽ phải chia ngôi nhà đất 50 mét vuông vốn đã chật chội thành bảy phần.

 

Chưa nói chính quyền có cho chia nhỏ đến vậy hay không, nhưng một khi chia diện tích cho người ta đứng tên, thì có còn đòi lại được nữa không?

 

Cậu mợ bị mẹ đuổi về, sau đó bà ngoại lại đến.

 

Bà là người phụ nữ goá bụa một mình nuôi lớn mẹ và cậu tôi, chịu khó nhọc đủ điều, nhưng trong xương cốt lại là người yếu đuối.

 

Bà là nạn nhân của xã hội trọng nam khinh nữ, nhưng cũng là người tiếp tay cho nó.

 

Chỉ có điều bà không hiểu, mẹ tôi – người đang nuôi hai đứa con gái – dũng cảm và sáng suốt hơn bà rất nhiều.

 

Mẹ thẳng thắn từ chối việc cho chuyển hộ khẩu:

 

“Mẹ à, hôm nay mẹ vì ai mà đến, trong lòng mẹ và con đều biết rõ. Ngày xưa con lấy lão Lương thứ ba, ông ấy coi trọng con, đưa sính lễ tới tám ngàn tám. Mẹ van con giữ lại số tiền đó cho em trai, con đã đồng ý. Chỉ mang theo một cái chăn về nhà họ Lương, chuyện này khiến mẹ chồng con chỉ thẳng mặt mắng bao năm nay.”

 

“Lão ba là người tốt, nhưng ông ấy bạc mệnh, giống như ba ruột con vậy. Nhưng con không muốn con của con phải sống cuộc sống như con ngày xưa nữa.”

 

Bà ngoại còn ấp úng định nói gì thêm, vừa nhắc đến tên cô út thì giọng mẹ lập tức cao vút lên:

 

“Mẹ, mẹ đừng nói nữa! Con đã cho Tiểu Băng mang họ Đổng của con, nó mãi mãi là con của con! Con không đời nào bỏ con mình để đi nhận con người khác làm con ruột!”

 

7.

 

Tiền là chiếc gương soi yêu ma.

 

Câu này đặt ở đâu cũng đúng, nhất là ở vùng quê đầy rẫy yêu quái và ma quỷ như chỗ chúng tôi.

 

Mới chỉ có chút phong thanh về việc giải tỏa, các vị “thần tiên” trong làng đã lũ lượt hiện thân thi triển đủ loại “phép thuật”.

 

Bà Vương – mối mai nổi danh cả vùng – mấy năm chưa bước chân qua nhà tôi, lần này lại tự mình tới cửa.

 

Bà ấy mang theo "thành ý" của mấy hộ trong làng.

 

Thịt muối là của nhà Vương Nhị tặng, bảo là mới ướp hồi trước Tết.

 

Rau là của nhà Lý Đại Đại, hái sáng sớm trong ruộng nhà, còn đọng sương trên lá.

 

Còn có một hộp kẹo nhỏ là thím Trương mua từ thành phố về, loại này chỗ tôi chưa từng thấy.

 

Mẹ tôi nửa cười nửa không nhìn bà Vương thao thao bất tuyệt, nước bọt như thể sắp b.ắ.n cả lên mặt mẹ.

 

Cuối cùng mẹ chỉ lạnh nhạt nói:

 

“Tôi triệt sản rồi, gả đi cũng không sinh thêm được. Còn nữa, nhà đất tôi là nhà đất bùn, không có sổ, tôi dẫn theo hai đứa con, đến lúc đó còn phải chia nhà người ta ra ở. Thế này đi, chị Vương, tôi cũng nói thật, một mình nuôi con cũng mệt thật, chị cứ đi hỏi, nhà nào chịu nhận tôi như vậy thì tôi gả.”

 

Loading...