6
Tôi cũng cũng coi như là nửa người từng trải, Tuấn Ngốc không chỉ có phản ứng nên có mà "điều kiện bản thân" còn đặc biệt tốt, không giống có vấn đề gì.
Vấn đề duy nhất là, tôi chạm vào quần anh là anh liền nép vào góc giường trong cùng, dán người vào tường như tờ giấy, nhắm mắt như gặp phải kẻ địch mạnh.
Tôi mà tiến tới gần hơn, anh liền lật người treo mình bên mép giường chuẩn bị chạy trốn, cứ như thể tôi là nữ lưu manh đang trêu ghẹo trai tân vậy.
Vốn dĩ trời đã nóng, lại còn khiến anh căng thẳng đến toát mồ hôi hột, đến ôm cũng không chịu ôm tôi nữa.
Chỗ chúng tôi có tục lệ sáng ngày thứ hai sau tân hôn phải nấu cơm dâng trà cho bố mẹ chồng, Dư Tú chẳng bắt tôi làm gì cả, nấu xong bữa cơm thịnh soạn, gọi tôi và Tuấn Ngốc ra ăn.
Bà tự múc một bát canh, chan vào cháo ăn vội mấy miếng, rồi cùng mấy người phụ nữ năm, sáu mươi tuổi đi làm thuê cho nhà người ta.
Tuấn Ngốc thực ra cũng có thể làm việc, nhưng người ta cứ nhất quyết không thuê anh. Anh chỉ có thể lượn lờ gần đó, thỉnh thoảng giúp người khác việc vặt, đổi lấy chút đồ ăn.
Tôi thấy họ đều ra khỏi cửa, liền một mình đi loanh quanh trong nhà.
Dư Tú rất chăm chỉ, quanh đây không có mấy việc kiếm ra tiền, bà liền nuôi hết gà vịt ngỗng thỏ có thể nuôi, vườn rau phía sau cũng không còn chỗ trống, trồng đủ các loại rau quả đúng mùa.
Trong lán chứa đồ linh tinh còn có ít đồng nát nhặt về chưa bán, tôi nhìn thấy trong đó có cả cái cốc giấy dùng một lần của nhà tôi. Có chút đồ đó mà bà cũng cất công mang về bán lấy tiền.
Tôi đi vào bếp, thấy một bao gạo mới. Vừa định đổ vào lu gạo, mở nắp ra, nước mắt tôi suýt nữa thì lăn dài.
Trong hũ gạo chỉ còn lại nửa hũ, vừa bụi bặm vừa bẩn thỉu, toàn là sâu mọt và nấm mốc.
Buổi sáng tôi hỏi Dư Tú tại sao chúng tôi ăn cơm, còn bà lại uống cháo?
Bà nói là cháo thừa từ trước.
Giờ nhìn lại, đâu chỉ đơn giản là thừa, rõ ràng bà đã dành gạo mới mua cho tôi ăn, còn mình thì dùng gạo hỏng này nấu cháo uống.
Buổi trưa Tuấn Ngốc về nhà, dùng bát dùng một lần mang về cho tôi một bát cơm và thức ăn, chắc là của nhà người khác cho.
Tôi không ăn, mang theo bát cơm này và chai nước lọc đựng trong vỏ chai Sprite lớn, men theo con đường ruộng tìm Dư Tú đang làm thuê cho người ta.
Người trong làng giọng đều rất to, cách một khoảng xa tôi đã nghe thấy mấy người phụ nữ đang ngồi lê đôi mách.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/nguoi-giu-lang/chuong-4.html.]
"Thu Ninh nhà mày ghê gớm thật đấy, trước kia đòi nhà Hà Tứ An tám vạn tám tiền lì xì ra mắt cơ mà."
"Chuyện này tao cũng nghe nói rồi, lấy về nhà rồi cũng chẳng làm gì, con cũng không đẻ được."
"Dư Tú à, nó bị đá không có chỗ đi mới lấy thằng Tuấn Ngốc nhà mày đấy, sau này mày còn phải chịu nhiều ấm ức cho xem."
"Nó mà không gọi mày là mẹ thì mày cũng đừng để bụng, mày có đưa tiền ra được đâu. Dù sao chỉ cần nó chịu ở với thằng ngốc, hai mẹ con mày cứ nhịn đi được thì nhịn."
"Theo lệ thì sáng sớm phải nấu cơm dâng trà cho bố mẹ chồng, nó cũng không làm cho mày đúng không, đừng để bụng làm gì."
7
Qua lời những người này, tôi mới biết nhà chồng cũ nói xấu tôi bên ngoài như thế nào.
Dù biết trước là chẳng có lời nào tốt đẹp, nhưng cũng không ngờ họ lại trơ trẽn đến thế, tin đồn nào cũng bịa ra được.
Tôi không biết Dư Tú nghe xong trong lòng cảm thấy thế nào, những người này trông thì có vẻ đang an ủi bà, nhưng thực chất là để bắt nạt bà, để bà không vui, tìm kiếm cảm giác hơn người từ bà.
Sáng nay tôi chỉ mải nghĩ chuyện tối qua, đúng là không nấu cơm dâng trà thật, tôi hơi ngượng ngùng đứng yên tại chỗ không tiến lên.
"Tiểu Ninh nhà tôi cái gì cũng làm tốt, không có gì tôi không hài lòng cả, là nhà đó cố tình phá hoại."
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
Lúc này giọng nói khô khốc của Dư Tú vang lên, không hề có trách móc hay phàn nàn, ngược lại còn mang theo sự dịu dàng của người mẹ.
"Gái có công thì chồng không phụ, nhà bọn họ không xứng với Tiểu Ninh nhà chúng tôi."
Nghe từng lời bà bênh vực, cổ họng tôi nghẹn lại, vành mắt đỏ hoe.
Lúc này có người hừ một tiếng, lẩm bẩm giọng điệu châm chọc: "Đúng, nhà mày có phúc, nhà mày tốt..."
Tôi không đợi bà ta nói xong, chạy nhanh về phía đó, hét lớn: "Mẹ! Mẹ ơi! Mẹ của con ơi! Ăn cơm thôi!"
Giọng tôi vốn đã không nhỏ, lần này mấy chục mẫu ruộng đều có thể nghe thấy, người gần người xa đều quay lại nhìn tôi. Mấy người vừa bắt nạt Dư Tú sợ đến run b.ắ.n cả người.
Dư Tú cũng bị tiếng hét của tôi làm cho sững sờ tại chỗ, ngây người nhìn tôi chạy về phía bà, vành mắt lập tức đỏ hoe.
Bà dụi mắt đón tôi, luôn miệng gọi: "Chậm thôi con yêu của mẹ, ruộng không bằng phẳng, coi chừng ngã."