NGƯỜI GIẤY ĐIỂM MẮ - Chương 1

Cập nhật lúc: 2025-04-25 12:19:24
Lượt xem: 146

1.

Ba mẹ tôi mất năm tôi ba tuổi. Ông nội đón tôi về quê, cùng sư huynh sống dựa vào cửa hàng làm đồ vàng mã.

Sư huynh bị câm, chỉ hơn tôi sáu tuổi, nhưng tướng mạo rất khôi ngô. Sau này tôi lớn dần, tôi và sư huynh suốt ngày ru rú trong tiệm làm đồ giấy.

Anh dạy tôi gấp bụng cóc giấy phải để lại ba tấc nếp gấp. Hoa hồng giấy trên đường xuống hoàng tuyền phải véo bảy đường viền vàng.

Mùi tro hương và hồ dán thấm đẫm cả tuổi thơ tôi, đến cả quyển vở vẽ cũng dính mùi tiền giấy đốt cho người ch//ết.

Cuộc sống vui vẻ này chấm dứt khi tôi sáu tuổi, lúc đi học. Vừa vào lớp tôi đã ngớ người, sao ngoài tôi ra, tất cả các bạn đều có ba mẹ đưa đón?

Trường học ngấm ngầm có một bộ quy tắc bất thành văn. Học sinh giỏi khinh thường học dốt, người đi Nike khinh bỉ người đi dép Giải Phóng, cuối cùng ai cũng dám bắt nạt tôi, đứa không cha không mẹ này.

Thằng Lý béo ngồi sau tôi là đểu cáng nhất. Năm lớp sáu, nó cứ dăm ba bữa lại bôi mực đỏ lên ghế của tôi. Đến khi tôi vô tình dính phải, quần đồng phục bị loang ra một mảng lớn, nó liền quay sang cười nhạo tôi cùng với những người khác.

"Nhìn kìa, Tô Thược lại đến tháng kìa."

Nguyên nhân là hôm trước giờ thể dục đánh bóng chuyền, tôi bỗng dưng cảm thấy bụng dưới nóng ran, nhưng không có cảm giác gì khác. Không lâu sau, phía sau lưng tôi truyền đến tiếng cười hì hì của Lý Tưởng.

"Tô Thược, m.ô.n.g mày nở hoa rồi kìa. Chắc là bị đàn ông làm rồi hả?"

"Gì cơ, Tô Thược bị đàn ông làm rồi á? Cho tao xem với."

Có người hùa theo, có bạn nữ bênh vực tôi: "Mẹ mày chưa từng đến tháng à! Chưa từng đến tháng thì làm sao sinh ra lũ chó con chúng mày! Cười cái mẹ gì!"

Kinh nguyệt là gì?

Tôi cứng cổ không dám quay đầu lại, mãi đến khi Tiểu Hoa kéo tôi vào nhà vệ sinh, cậu ấy lấy từ bên trong cùng của áo đồng phục ra một miếng băng vệ sinh được bọc bằng giấy nháp.

Cậu ấy vừa dạy tôi dán băng vệ sinh, vừa nhỏ giọng lẩm bẩm: "Sao đến giờ cậu vẫn chưa mặc áo n.g.ự.c vậy? Tô Thược, có lúc tôi đứng cạnh cậuy còn nhìn thấy cả rồi đấy..."

Tôi cúi đầu nhìn xuống thấy n.g.ự.c mình lặng lẽ nhô lên dưới lớp áo đồng phục. Người ta đến tháng có mẹ dạy thay băng vệ sinh, còn tôi đến áo n.g.ự.c trông như thế nào cũng không biết.

Đây là những thứ mà ông nội và sư huynh vĩnh viễn không dạy tôi.

Bỗng nhiên hận ch//ết cái thân thể này, tại sao chỉ có mình tôi là con gái!

2.

Về đến nhà, tôi lén lấy một cuộn vải thô màu chàm mà ông dùng để làm người giấy.

Trong nhà vệ sinh, tôi nghiến răng dùng vải quấn chặt n.g.ự.c hết vòng này đến vòng khác, mép vải thô cứa vào da thịt rỉ máu, nhưng hai cục thịt trong gương vẫn cứ phồng lên, tôi tự an ủi mình, thà thế còn hơn bị cười chê.

Trong giờ thể dục lúc thay quần áo, Lý Tưởng cố ý va vào làm áo khoác đồng phục của tôi rơi xuống.

Mấy thằng con trai kia cười ồ lên: "Mau nhìn Tô Thược gói bánh chưng kìa!"

Vì chuyện đó mà tôi khóc mấy trận, nhưng đến kỳ kinh nguyệt cũng đâu phải chuyện tôi có thể kiểm soát được.

Tôi thử tắm nước lạnh, kết quả tắm xong chẳng những không thấy khỏe mà còn bị cảm, tôi chỉ có thể để dành tiền ăn sáng mà ông nội cho, mỗi lần đến kỳ là tôi lại lén lút như ăn trộm, ném tiền cho bà chủ quán tạp hóa dùng giọng nhỏ như muỗi kêu nói với bà ta: "Cho cháu mua băng vệ sinh rời."

Bà chủ quán ngậm điếu thuốc, mắt cứ liếc thẳng vào n.g.ự.c tôi, cố tình dùng túi ni lông trong suốt để đựng băng vệ sinh cho tôi.

Băng vệ sinh rời rất rẻ, chỉ là phải thay thường xuyên, nếu không phía dưới sẽ rất ngứa ngáy.

Sự khó xử này chỉ chấm dứt khi sư huynh tôi phát hiện ra giấy dính m.á.u trong nhà vệ sinh.

Từ đó về sau, mỗi tháng trong tủ đồ của tôi đều có thêm hai trăm tệ một cách đều đặn, tôi mới hoàn toàn thoát khỏi nỗi khổ này.

Truyện do Mễ Mễ-Nhân Sinh Trong Một Kiếp Người edit, chỉ đăng tại Fb và MonkeyD.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/nguoi-giay-diem-ma/chuong-1.html.]

Nhưng Lý Tưởng vẫn cứ dăm ba bữa lại nhỏ mực đỏ lên ghế của tôi, chế nhạo tôi đến kỳ kinh nguyệt.

Tôi âm thầm hạ quyết tâm.

Hôm nay về nhà nhất định phải nói với ông nội, để ông nội đi mách cô giáo.

Tôi tự nhủ lòng suốt cả đường đi, đến khi về đến nhà, tôi thấy ông nội còng lưng, đang chống gậy dặn dò sư huynh:

"Mấy đồ mã này là nhà họ Trần đặt, đống tiền giấy này tính cho họ hai mươi tệ, con cẩn thận đừng làm hỏng."

Hai bao tải rắn tiền giấy to tướng chất đống ở góc tường, là ông nội thức trắng ba đêm mới gấp xong.

Tôi nuốt ngược tủi thân vào trong.

Ông nội chăm sóc tôi và sư huynh đã khó khăn lắm rồi, tôi còn muốn gây thêm phiền phức cho ông.

Tôi thật sự không hiểu chuyện.

3.

Ngày hôm sau, cô giáo đứng trên bục giảng nhìn quanh chúng tôi một lượt sau khi tan học.

"Ngày mai họp phụ huynh, đừng để ông bà đến lừa cô nữa, phụ huynh nào không đến được thì phải họp trực tuyến."

Lý Béo lập tức giơ tay: "Thưa cô, vậy Tô Thược có phải dán di ảnh ba mẹ lên iPad không ạ?"

Tôi nắm chặt hộp bút chì, quay đầu lại buột miệng mắng nó: "Tôi có mẹ, ngày mai mẹ tôi sẽ đến!"

Hơn nửa đám con trai ở cuối lớp cười rung cả bàn ghế.

Cô giáo cầm thước gõ xuống bàn: "Im lặng! Lý Tưởng, nếu em có chút tâm tư nào dùng vào học tập thì đã không thi được hai mươi điểm.

"Được rồi, tan học."

Lý Tưởng lè lưỡi trêu tôi: "He he, tao xem mẹ mày có đến được không, đồ nói dối."

Tan học, tôi lề mề đến khi cả trường tắt đèn mới ra khỏi cổng trường, trong lòng rối bời như một mớ bòng bong.

Tôi đi đâu tìm một người mẹ để đến họp phụ huynh cho tôi đây?

Về đến nhà, tôi mấy lần muốn mở miệng, rồi lại thôi, nói cũng vô ích sư huynh không biết nói, ông nội mà đi thì chỉ càng khẳng định việc tôi không có ba mẹ.

Ngoài việc chuốc lấy sự chế nhạo, thì chẳng có tác dụng gì cả.

Lúc tôi cúi đầu làm bài tập, nghe thấy ông nội ở phía sau đang dạy sư huynh làm nghề:

"Làm người giấy à, nhất định phải bình tâm tĩnh khí."

“Người giấy bình thường đều không có ngón tay và ngón chân. Nhưng mục đích sử dụng người giấy của nhà ta khác với nhà người ta.

"Cho nên con có làm ngón tay, ngón chân cũng không sao. Nhưng có một điều con nhất định phải nhớ kỹ.

"Dù thế nào cũng không được vẽ mắt cho người giấy, đặc biệt là con ngươi.

"Vẽ mắt vào có hồn, người giấy sống dậy là có chuyện lớn đấy."

Câu nói này khiến tôi giật mình một cái.

Tôi dừng bút.

Người giấy có thể sống dậy sao?

Loading...