8.
Vách núi Thăng Thiên cách xa thôn, để đến noi này chỉ có thể đi qua con đường đá yên tĩnh.
Người bình thường trong thôn sẽ không tới đây, trẻ con càng khó đến.
Có một cây cổ thụ mọc trên Vách núi Thăng Thiên, nó rất to lớn, tuổi thọ ít nhất phải một trăm năm.
Tôi mơ hồ nhớ lại ngày hôm đó sau khi mẹ tôi bóp cổ ông nội tôi đến chết, bà đã đi vào con đường này.
Trên cây cổ thụ khổng lồ của Vách núi Thăng Thiên, có những xác c.h.ế.t được bọc trong vải dày.
Nhiều tấm vải đã ố vàng, thậm chí đã bắt đầu phân huỷ, nhiều chân người đã biến thành xương rũ xuống như cành cây.
Khi gió lạnh thổi qua, cây cổ thụ và xác c.h.ế.t phát ra tiếng rít thấm vào tận xương tủy. Tôi dũng cảm bước về phía Vách núi Thăng Thiên, nơi có lẽ đã cất giấu những ghi chú của ông nội tôi.
Khi đến dưới gốc cây cổ thụ, tôi chợt phát hiện ra ngoài xương trên cây còn có rất nhiều xương rơi xung quanh.
Trên những bộ xương trắng đó còn có những vết răng dày đặc, như thể bị một loại côn trùng nào đó gặm cắn.
Còn một số tấm vải ố vàng, khi tôi đưa tay ra thì đã bị phân huỷ hoàn toàn.
Những ghi chú của ông nội được chôn trong một cái lỗ trên cây cổ thụ.
Bên trong còn có một lá thư, trong đó ông nội viết những lời hối hận vì đã làm điều sai trái tương tự, và một cái xác được bọc kỹ trong hốc cây, hẳn là của ông cố.
Ông nội cũng đã đoán trước được số phận của chính mình, nói rằng ông cũng sẽ có kết cục như vậy, đây chính là số mệnh của thôn Trường Sinh.
Tôi ngồi cạnh gốc cây cổ thụ hồi lâu mới dám mở cuốn sổ dính đầy m.á.u ra.
Trên đó viết là bí mật lớn nhất của thôn Trường Sinh.
Nhiều năm trước, thôn Trường Sinh thực chất là một nơi c.h.ế.t chóc.
Khi trưởng thôn đầu tiên đến, ông ta đã mang theo một lượng vàng lớn để xây dựng thôn.
Ông ta cũng phát hiện ra nước thần, và những thôn dân thế hệ đầu tiên uống nước thần sẽ sống lâu hơn.
Nhiều người sống đến hơn trăm tuổi.
Do đó, ngày càng có nhiều người chọn chuyển đến thôn Trường Sinh để kéo dài tuổi thọ. Những người ngoài này cuối cùng đều biến thành những con thiêu thân rực lửa được ghi lại trong tập trước và cháy thành những cục vàng.
Về phần người dân địa phương, chỉ cần họ là hậu duệ huyết thống của thế hệ thôn dân đầu tiên, họ sẽ bị nhiễm một loại bệnh dịch lạ - huyết dịch.
Huyết dịch là một loại bệnh dịch c.h.ế.t người, một khi bị nhiễm bệnh, nội tạng sẽ tan chảy, không ngừng ra máu.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/mieu-cuong-co-su-3-on-dich/chuong-7.html.]
Cho đến cuối cùng, cả người họ đều sẽ tan thành máu, hiển nhiên trong m.á.u sẽ có rất nhiều vàng.
Không một ai biết bướm lửa, huyết dịch và chỗ vàng kia đến từ đâu, nhưng đó là cách mà thôn tôi dùng để duy trì cuộc sống.
Nhưng nước thần và huyết dịch giống như một loại lời nguyền đi kèm, nước thần có thể kéo dài tuổi thọ của con người.
Cho dù nội tạng có bị huyết dịch làm tan chảy thì vẫn có thể nhờ nước thần chữa khỏi. Nhưng càng uống nhiều nước thần thì lần sau huyết dịch bùng phát sẽ càng mạnh mẽ, giống như uống thuốc độc để giải khát.
Cái c.h.ế.t chỉ xảy ra khi đạt đến ngưỡng nhất định. Quá trình một người trực tiếp trở thành vết m.á.u được gọi là thăng tiên.
Trong thôn thậm chí còn bịa ra một trò đùa lố bịch - người già sẽ chỉ để lại phước lành nếu thăng thiên, và vàng sẽ được trao cho con cháu của họ.
Giọng nói đó lại xuất hiện, dường như đã dỡ bỏ được một số hạn chế, giọng nói trở nên rõ ràng hơn rất nhiều:
[Đừng uống nước thần. Nếu cháu đã uống nước thần, hãy đi xuống đáy Hồ Trường Sinh. Ở đó... cháu sẽ có thể phá bỏ lời nguyền trường sinh bất tử...]
Tôi nhìn lại, nhưng chẳng thấy gì ở phía sau, chỉ có những cơn gió thổi qua.
Khi tôi bước về phía thôn làng, giọng nói đó cứ vang vọng trong tâm trí tôi.
Dường như đó là cọng rơm cứu mạng cuối cùng, nếu không nắm được, tôi sẽ c.h.ế.t không có chỗ chôn.
Khi vào thôn, tôi phát hiện ra trong thôn đang tổ chức lễ trường thọ.
9.
Tôi trốn ở phía sau đống cỏ khô, len lén nhìn mọi chuyện trong Trường Sinh tế.
Ba gia đình ở cuối thôn phía đông đứng ở trung tâm cùng với những người lớn tuổi trong gia đình họ.
Cháu gái của bà Hoàng đã trở thành bà đồng mới, cũng được gọi là bà Hoàng, dường như đây là danh hiệu được truyền lại.
Bà Hoàng nhỏ đứng giữa ba cụ già, dùng lọ mực nghiền nát bảy tám loại cổ trùng khác nhau.
Nước xanh trộn lẫn với m.á.u đỏ tạo thành một màu kỳ lạ.
Bà Hoàng nhỏ dùng bút lông chấm vào loại mực đó, rồi viết phù chú trên người ba cụ già.
Nội dung phù chú giống với nội dung trên bùa vàng, và nó dường như có một loại sức mạnh đáng sợ nào đó.
Ba cụ già đang mắng nhau chợt dừng lại, vẻ mặt thoải mái.
Đàn ông ba nhà đi tới trước mặt ông nội của mình, trong mắt mang theo vẻ tàn nhẫn.
Họ lau d.a.o trên tay rồi đưa tay sờ vào gân của các cụ.