MẸ KHÔNG TRỌNG NAM KHINH NỮ, CHỈ LÀ KHÔNG YÊU TÔI - 1
Cập nhật lúc: 2025-04-24 16:13:48
Lượt xem: 198
Em trai tôi ăn thịt, tôi uống nước canh.
Em trai tôi mua nhà, mẹ bắt tôi bỏ tiền.
Em trai tôi cờ b.ạ.c thua sạch sành sanh, mẹ muốn tôi nhường nhà cho em ở, còn bắt tôi nuôi con của nó.
Mẹ nói:
“Mẹ không trọng nam khinh nữ.”
Ừ, mẹ nói đúng.
Mẹ chẳng qua là không hề yêu tôi.
—--------
Em trai tôi cờ bạc, đem nhà đi thế chấp, vay 800.000 tệ.
Sau một tháng thua sạch không còn một xu, mẹ tôi ôm cháu nội đến tìm tôi.
Bà nói:
“Văn Duệ, nhà em trai con sắp bị cưỡng chế phát mãi rồi, không còn chỗ ở, con cho nó ở nhờ nhà con một thời gian đi.”
Bà nói cứ như thể nhà của tôi là do bà bỏ tiền mua vậy.
Nhưng thực tế là, khi tôi mua nhà…
Bà từng nói:
“Con gái thì không cần mua nhà, sau này cưới được người có nhà có xe là được rồi.”
Vì chuyện đó bà còn đến tận nơi làm ầm lên với tôi.
Chỉ là — khi bà biết thì tôi đã mua xong, nên bà mới không làm gì được.
Giờ em trai tôi mất nhà, bà mới đột nhiên nhớ ra tôi có một căn.
—--------
Cũng không có gì bất ngờ, đây không phải lần đầu mẹ tôi đưa ra kiểu yêu cầu “trị huyết áp thấp” như thế này.
Từ nhỏ đến lớn, bà luôn đối xử với tôi như vậy.
Hồi nhỏ, bà với bố tôi bận buôn bán, gửi tôi về quê cho ông bà nội nuôi.
Lý do là: bận quá, không có thời gian chăm con, mà thuê bảo mẫu thì đắt, nhà không có tiền.
Nhưng khi tôi mới ba tuổi, em trai tôi – Tạ Tân Từ – chào đời, họ lại đột nhiên rảnh rỗi và có tiền thuê người giúp việc.
Không nói ngoa, trước khi tôi vào cấp ba, mỗi năm chỉ gặp họ chừng mười mấy ngày vào dịp Tết.
Mà chỉ chừng ấy thời gian gặp mặt, mẹ cũng chẳng đối xử với tôi tử tế gì.
Luôn soi mói, bắt bẻ từng chút một.
Có một chuyện tôi vẫn nhớ rất rõ.
Năm tôi học lớp 6, ngày thứ hai bố mẹ về quê ăn Tết, ông bà nội ra ngoài đánh bài, tôi thì có hẹn đi chơi với bạn.
Mẹ tôi vừa cãi nhau với bố, tâm trạng không tốt.
Lúc tôi chuẩn bị ra khỏi nhà, bà bỗng kéo tai tôi, mắng:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/me-khong-trong-nam-khinh-nu-chi-la-khong-yeu-toi/1.html.]
“Tạ Văn Duệ, ba mày chửi tao như thế mà mày không nói một câu bênh tao, chỉ lo ra ngoài chơi, mày còn là người à?”
“Sau này tao có c.h.ế.t trước mặt mày chắc mày cũng chẳng nhíu mày lấy một cái. Không được đi đâu hết, quỳ ở đó cho tao!”
Mà lúc ấy, em trai tôi đang ngồi kế bên, cầm điện thoại bà chơi game, còn cười khúc khích.
Hôm ấy tôi quỳ từ sáng đến tận tối, đến khi ông bà nội về nấu cơm.
Sau khi biết chuyện, bà nội mắng bố mẹ tôi một trận:
“Nếu chúng mày về quê là để đánh con bé, thì cút! Từ giờ đừng về nhà nữa!”
Mẹ tôi cãi lại:
“Mẹ, con dạy con gái con, mẹ xen vào làm gì? Nhìn xem Văn Duệ bị mẹ chiều hư đến mức nào rồi! Không biết cảm thông, lại vô lễ, khác gì chó hoang trong làng?”
Bà nội tức quá, tát thẳng vào mặt bố tôi một cái:
“Ghét tụi bay nuôi không ra gì thì tự mang về nuôi đi!”
Mẹ tôi còn mắng thêm mấy câu, nói tôi giống bà nội – ích kỷ, không biết điều.
Bà nội nổi giận, bắt đầu thu dọn đồ đạc cho tôi về thành phố.
Lúc này mẹ tôi mới câm miệng.
Chuyện coi như chấm dứt ở đó.
Sau này mẹ nhìn tôi lạnh lùng nói:
“Cứ mách ông bà nội đi, sớm muộn gì mày cũng bị họ hại chết. Nuông chiều cháu, khác gì g.i.ế.c cháu!”
—----
Về sau, tôi thi đỗ vào trường cấp ba thành phố.
Vì ông bà lớn tuổi rồi, bố mẹ mới đưa tôi về ở cùng.
Tạ Tân Từ – em trai tôi – cực kỳ khó chịu khi tôi quay lại.
Nhớ mãi cái ngày đầu tiên tôi trở về nhà, đang ăn cơm thì thấy trên bàn có hai cái đùi gà.
Tôi gắp một cái, Tạ Tân Từ lập tức nổi đóa:
“Ai cho chị gắp đùi gà của em? Trong nhà, đùi gà là của em hết!”
Mẹ tôi liếc nhìn tôi, rồi quay sang em trai, dịu dàng nói:
“Nó là em trai, con nhường em chút đi.”
Rồi không để tôi kịp phản ứng, bà gắp luôn cái đùi gà trong bát tôi cho em trai.
Từ nhỏ, tôi đã biết mẹ không thương tôi.
Tôi cũng hiểu rõ — nếu tôi cố tranh với Tạ Tân Từ một cái đùi gà, tôi sẽ ăn đòn.
Nên tôi chọn im lặng.
Nhưng tôi không ngờ, mẹ đưa tôi về còn vì muốn tôi – lúc 15 tuổi – trông em giùm.
Trong suốt những năm cấp ba, cuối tuần nào mẹ đi chơi bài hoặc đi ra cửa hàng, tôi đều bị giao trông Tạ Tân Từ.
Tôi chẳng khác gì người giúp việc riêng cho nó.
Giặt đồ, nấu cơm, kèm bài tập.