ƯỚC NGUYỆN CỦA VẤN VÂN - Chương 3
Cập nhật lúc: 2025-04-27 17:32:31
Lượt xem: 995
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee hoặc Tiktok để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
https://s.shopee.vn/6KrR40O9vE
Việc mở khoá chương chỉ thực hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ.
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
Hắn lấy ra một vật, đặt vào tay ta.
Đó là một cánh diều cũ kỹ.
Tai thỏ lệch hẳn, khung diều gãy nứt, sắc vải cũng phai bạc thành màu hồng tro, nhưng trên bề mặt vẫn còn thêu vụng về mấy cánh hoa đào – từng đường kim mũi chỉ ngây ngô, vụng về mà đáng yêu.
Ngón tay ta khẽ chạm vào mảnh vải ấy.
Hắn cười giễu chính mình:
“Cô nương xem, xấu đến nhường này.”
“Hồi nhỏ, ta giận quá, giẫm cho gãy nát khung diều. Vậy mà không hiểu sao, vẫn cứ giữ lại tới bây giờ.”
Ta khẽ hỏi:
“Mẫu thân ngươi tên gì?”
Hắn đáp:
“Ta gọi bà là A Hà.”
Ta nhẹ nhàng trả cánh diều cũ vào tay hắn.
Thuận miệng phụ họa:
“Quả thật rất xấu.”
Hắn bật cười thành tiếng:
“Phải đó.”
“Tiếc là bây giờ, chẳng còn ai làm ra được nữa.”
Hắn bỗng cười, nói:
“Thôi, đừng nhắc chuyện cũ nữa, chán lắm.”
“Chuyện cũ đã qua rồi, chi bằng cô nương kể chuyện của mình cho ta nghe một chút đi?”
“Ta?”
Ta siết chặt lớp băng cuối cùng trên vai hắn, giọng vẫn nhàn nhạt:
“Chuyện của ta, chẳng đáng nhắc tới.”
Hắn chống cằm, lười nhác nhìn ta:
“Những chuyện càng không muốn nhắc tới, lại càng khiến người ta tò mò.”
“Hay là cô nương cũng có một vị mẫu thân từng làm diều giấy?”
Ta đặt hũ thuốc xuống, đáp:
“Phụ mẫu ta c.h.ế.t vì ôn dịch từ khi ta còn nhỏ.”
Sau đó, ta lặng lẽ kể:
Ngày đó, ta còn bé, quê ở phương Bắc.
Vùng ấy thường xuyên bị người Kim cướp bóc, về sau còn bùng phát dịch bệnh.
Khi ấy, ta mới sáu tuổi.
Cả nhà đều c.h.ế.t trong trận ôn dịch.
Ta trốn trong góc nhà, nhịn đói suốt ba ngày ba đêm, chỉ uống nước mưa cầm hơi.
Đến khi sắp c.h.ế.t đói, ta mới lết ra khỏi nhà, định tìm gì ăn.
Nhưng vừa ra tới đầu thôn, ta liền gặp phải toán quân Kim đang cướp phá.
Con chó già nhà bên cạnh ta bị c.h.é.m c.h.ế.t ngay trước mắt.
Ta ôm c.h.ặ.t x.á.c chó, run rẩy, ngỡ rằng mình cũng sắp chết.
Chính lúc đó, một người đàn ông mặc áo xanh đã cứu ta.
Hắn trông sạch sẽ, thư sinh, hoàn toàn không giống kẻ xấu.
Ta chẳng phân biệt nổi thiện ác, chỉ nghĩ, hắn chịu cứu ta, ắt là người tốt.
Hắn hỏi ta:
“Ngươi còn muốn sống không?”
Ta gật đầu.
Hắn đưa ta ra khỏi thôn, mang tới khu phố cũ dưới chân thành Đông Sơn.
Ta đói đến hoa mắt, hắn cũng chẳng nói gì, chỉ bảo người bẻ nhỏ một chiếc bánh khô đút cho ta ăn.
Ở khu đó, có rất nhiều đứa trẻ như ta.
Chúng ta đều không lớn lắm, xuất thân tứ xứ, phần nhiều là con cái của lưu dân hoặc trẻ mồ côi.
Mỗi ngày, khi trời còn chưa sáng, chúng ta đã phải dậy.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/index.php/uoc-nguyen-cua-van-van/chuong-3.html.]
Học xong buổi sáng, phải đồng thanh đọc thuộc 《Trung Nghĩa Đồ Giám》 – quyển sách vẽ lại cuộc đời của những người trung thành với chủ quân.
Ta nhớ nhất là một người tên Trần Đường.
Mẫu thân hắn c.h.ế.t sớm, được chủ quân cứu mạng.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Sau này chủ quân trúng độc, Trần Đường tình nguyện c.h.ặ.t t.a.y lấy m.á.u cứu chủ.
Tranh vẽ hắn quỳ một gối trên đất, giơ cao d.a.o găm, sắc mặt bình thản không chút sợ hãi.
Người quản sự nói:
“Đó mới là trung thần thực sự.”
Lúc đó, ta không hiểu thế nào là “trung quân”.
Nhưng trong lòng ta nghĩ: nếu quả thực trên đời có chủ quân, thì hẳn phải giống người áo xanh ấy – chẳng nói nhiều lời, nhưng lại cứu ta khỏi tay người Kim.
Ngoài giờ học, đôi khi chúng ta còn bị đưa đi “thử độc”.
Lần đầu tiên ta thực sự cảm thấy sợ hãi, là ở nơi tập trung đầy côn trùng có độc.
Bọn chúng đủ loại hình dạng, lớn nhỏ khác nhau, bị nhốt trong lọ thuốc, giãy giụa kịch liệt.
Chúng ta được căn dặn:
Không được khóc.
Không được nôn.
Không được bỏ chạy.
Một gã mặt trắng và dài, giọng the thé nói:
“Nếu muốn trung quân, trước tiên phải không sợ thử độc.”
Tối hôm đó, ta trốn trong góc giường, lặng lẽ lau nước mắt.
Một bé gái ngồi bên cạnh ta, lặng lẽ đưa cho ta một miếng bánh nhỏ.
Nàng dịu dàng nói:
“Sợ cũng vô ích thôi. Chúng ta được chủ quân cứu, phải báo đáp ngài ấy.”
Câu nói ấy, sau này ta còn nghe rất nhiều lần từ miệng người khác.
Ta chính là lớn lên trong hoàn cảnh như vậy.
Ta học được cách, trong đêm khuya, điều chế thuốc trộn lẫn độc của rắn và chuột.
Học được cách, khi đau đớn ập tới, cũng không để lộ vẻ hoảng loạn.
Học được cách, khi xương gãy hay mưng mủ, cũng không được chau mày.
Xung quanh ta, có rất nhiều đứa trẻ đã c.h.ế.t trong các lần thử độc.
Thế nhưng quản sự vẫn nói:
“Bọn chúng c.h.ế.t cũng là mỉm cười ra đi.”
Còn ta, thân thể khỏe mạnh, cố gắng gượng qua được.
Có lẽ bởi vì ta trung thành, lại có sức chịu đựng hơn người, nên “chủ quân” đã nhìn thấy giá trị của ta.
Năm ta tám tuổi, chủ quân triệu ta tới trước mặt.
Hắn hỏi:
“Ngươi muốn chọn con đường nào?”
Làm độc sĩ?
Làm thích khách?
Hay trở thành nữ y?
Ta ngước mắt nhìn Văn Hoè, chậm rãi kể:
“Khi đó ta cũng không biết mình muốn gì. Chỉ bất chợt nhớ tới một ký ức cũ.”
Ngày ấy, bên cạnh thôn ta có một cô nương từng tạm trú.
Nàng rất tốt, lúc rảnh rỗi thường dạy bọn trẻ con trong thôn học chữ, giúp người già trong làng ghi sổ sách.
Có lần, nhà một bà lão cứ bị mất trộm trứng gà, sổ sách kiểm lại không khớp, chính nàng đã thay bà đi đòi lại công bằng.
Ngoài ra, nàng cũng biết chút y thuật.
Một năm nọ, vào mùa đông, phụ thân ta vào núi săn bắn, mãi không thấy trở về.
Khi có người tìm được ông, chỉ thấy thân thể đã bị gấu vồ, ruột gan lòi cả ra ngoài.
Không ai dám tới gần, m.á.u đỏ chảy ngập đất.
Ta òa khóc, cầu xin y quán cứu chữa, nhưng bị bọn họ đá văng ra ngoài, nói sợ làm mất tiếng tăm.
Cuối cùng, chính nàng — vị cô nương ấy — cùng một vị bằng hữu của nàng, đã xông vào giữa đám đông, kéo xác phụ thân ta về.