TRONG THÔN CÓ CÔ GÁI TÊN TIỂU PHƯƠNG - 1
Cập nhật lúc: 2025-04-19 10:51:48
Lượt xem: 287
Năm 1978, cuối cùng Lục Cẩm Trình cũng nhận được thông báo.
Nhưng sau khi cầm được lệnh điều chuyển trở lại thành phố, anh ta chỉ mang theo hoa khôi của làng và con trai của chúng tôi.
Ngày rời đi, anh ta dựa vào khung cửa cũ kỹ, tay cầm tờ thông báo trở về thành phố.
"Phương Phương, em không có học vấn, chuyện trong thành phố phức tạp, anh sợ em nhất thời không thích ứng được.”
“Anh sẽ đưa con về trước để ổn định, đợi mọi thứ yên ổn rồi sẽ đón em lên sau."
Tôi gói những quả trứng vừa luộc chín vào chiếc túi vải đã giặt đến bạc màu, ngoan ngoãn gật đầu.
Nhưng ở kiếp trước, cho đến khi tôi nằm liệt giường vì bệnh nặng, hấp hối bên bờ sinh tử, anh ta vẫn không thực hiện lời hứa. Tôi đã trút hơi thở cuối cùng trong sự không cam lòng và oán hận.
Sống lại một đời.
Tôi không muốn tiếp tục là Phương Phương, là người phụ nữ không hiểu biết, cả đời ngóng trông một người đàn ông không hề xứng đáng.
Lần này, vừa khi họ mới vừa rời đi. Tôi đã lập tức mang theo chiếc túi nhỏ rách nát, lặng lẽ theo chân họ vào thành phố.
1.
"Phương Phương à, tôi đã nói là cô có phúc mà. Sau này lên thành phố rồi, đừng quên những bác trai bác gái trong làng từng giúp đỡ cô đấy nhé."
"Trước đây nếu có gì khiến cháu không vui, cháu cũng đừng để trong lòng. Đây là trứng gà đẻ nhà thím nuôi đấy, cháu đừng chê nhé."
Mấy hôm nay, cả làng gần như đều biết chuyện Lục Cẩm Trình sắp được trở lại thành phố. Thái độ của họ đối với tôi thay đổi một trời một vực. Nhưng họ không hề biết, Lục Cẩm Trình vốn không định đưa tôi cùng về thành phố.
Người anh ta muốn mang theo là hoa khôi của làng tên Tống Nguyệt Đào. Tống Nguyệt Đào nói cô ta lớn từng này tuổi mà chưa bao giờ được vào thành phố.
Lục Cẩm Trình nhìn cô ta, trong đáy mắt dâng đầy vẻ cưng chiều:
"Thật ra, thành phố cũng chẳng có gì đặc biệt, nếu em muốn đi, lần này anh sẽ đưa em đi cùng."
Tống Nguyệt Đào vui mừng ra mặt: "Thật không ạ? Anh Lục, anh thật sự chịu đưa em lên thành phố sao?"
Lục Cẩm Trình cười bất đắc dĩ, như thể cô ta vừa hỏi một câu hết sức ngốc nghếch:
"Đương nhiên là thật rồi, anh đã bao giờ lừa em đâu. Em là ân nhân cứu mạng của Tiểu Hoài mà."
Chỉ vài câu nói qua lại giữa hai người, ngay trước mặt tôi, bọn họ đã tự quyết định xong xuôi cả rồi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/index.php/trong-thon-co-co-gai-ten-tieu-phuong/1.html.]
Kiếp trước, tôi từng lầm tưởng rằng Lục Cẩm Trình muốn đưa tôi và con trai đi cùng, chỉ là tiện thể mang thêm Tống Nguyệt Đào theo nữa.
Nhưng tôi nghĩ nhiều rồi. Từ đầu đến cuối, Lục Cẩm Trình chưa từng có ý định đưa tôi theo cùng.
2.
Tôi không nhận những món quà mà người trong làng mang tới. Người họ muốn lấy lòng là Lục Cẩm Trình chứ nào phải tôi.
Tôi còn nhớ rõ, kiếp trước sau khi Lục Cẩm Trình trở về thành phố, chính người phụ nữ mang trứng đến tặng tôi bây giờ đã mỉa mai tôi là chiếc giày rách nát, bị người ta chơi suốt năm năm.
Tôi đứng dậy, phủi lớp bụi bẩn dính trên mông, quay người bước về nhà. Mở cánh cổng sân ra. Lục Cẩm Trình đang ngồi xổm dưới đất, vươn tay nhặt trứng gà trong ổ.
Thấy tôi về, anh ta quay đầu hỏi:
"Sao về sớm vậy? Phiếu lương thực với phiếu vải đổi được rồi chứ?"
Chưa kịp đợi tôi trả lời, anh ta đã đứng dậy, đặt ba quả trứng gà trong tay vào cái rổ tre trên bàn đá. Trong rổ là số trứng tôi đã dành dụm suốt hai tháng vừa qua. Tổng cộng hơn một trăm quả.
"Em về đúng lúc lắm, Nguyệt Đào bảo dạo này mẹ cô ấy không khỏe. Em mang chỗ trứng này qua đó đi, coi như tấm lòng của nhà mình."
Tôi trừng mắt nhìn người đàn ông trước mặt. Khuôn mặt anh ta dần dần trùng khớp với gương mặt trong ký ức của tôi. Cổ họng như bị kim sắt đ.â.m vào, nghẹn lại đến mức đau đớn, khiến tôi khó thở.
3.
Những quả trứng trong giỏ tre này, bình thường tôi chẳng nỡ ăn. Ngoài việc thỉnh thoảng chiên hai quả cho Lục Cẩm Trình và con trai cải thiện bữa ăn, số còn lại tôi đều tích góp lại, đợi khi đội sản xuất phát giấy phép tự sản tự tiêu thì đem ra chợ bán kiếm chút tiền, có thể mua chút bột mì trắng, dầu ăn hoặc muối mắm gì đó.
Tôi nai lưng làm lụng ở làng để kiếm công điểm. Lục Cẩm Trình dù có làm giáo viên dạy thay ở trường tiểu học trong làng nhưng trong khi giáo viên khác mỗi tháng được 16 đồng, thì anh ta chỉ nhận được 8 đồng. Vậy mà mỗi tháng, anh ta còn phải chia 4 đồng cho Tống Nguyệt Đào. 4 đồng còn lại, anh ta dùng để mua sách vở, mực viết, hoặc chi phí cho mấy việc giao tiếp xã giao cùng đồng nghiệp.
Về chuyện anh ta đưa nửa số lương cho Tống Nguyệt Đào, tôi đã từng cãi vã, cũng từng ầm ĩ. Nhưng Lục Cẩm Trình chỉ thất vọng nhìn tôi, trách mắng:
“Nguyệt Đào vì cứu Tiểu Hoài lên từ con sông ô nhiễm đó mới nhiễm bệnh sốt rét, đến giờ còn để lại di chứng. Vẫn thường xuyên chóng mặt, tim đập dồn dập, chút bồi thường này chẳng lẽ không xứng đáng sao? Sao em cứ tính toán chi li như thế?”
“Nếu không nhờ cô ấy, con trai em đã mất mạng rồi. Lẽ nào mạng sống con mình lại không đáng giá bằng bốn đồng tiền đó sao?”
Lời lẽ chính nghĩa của anh ta khiến tôi không nói được câu nào. Bao năm nay, cuộc sống của chúng tôi luôn chật vật thiếu thốn. Từng cây kim, từng sợi chỉ trong nhà đều là tôi chắt bóp tiết kiệm mà có được.
Thế mà kiếp trước…
Trước khi Lục Cẩm Trình được về thành phố, anh ta đã đem hết trứng gà, phiếu lương thực, phiếu vải trong nhà cho cha mẹ Tống Nguyệt Đào. Ngay cả ba trăm năm mươi đồng tôi giấu trong tủ, anh ta cũng lén lấy ba trăm mang đi làm lễ vật cưới hỏi cho anh trai Tống Nguyệt Đào.
Trong lòng anh ta chỉ có gia đình Tống Nguyệt Đào. Chưa từng nghĩ đến, một mình tôi ở lại làng sẽ phải sống ra sao.