18
Tôi lén theo dõi vài ngày liền, còn dò hỏi khéo léo từ những người hàng xóm trong khu tập thể.
Ai cũng tưởng họ là một đôi vợ chồng mới chuyển đến, mà họ cũng chưa từng phủ nhận điều đó.
Hàng xóm nói, thường thấy ba người họ cùng dắt chó đi dạo trong công viên.
Thế là tôi mang theo đơn tố cáo, đích thân đến đơn vị của Lục Cẩm Trình.
Tôi nói với bác bảo vệ trước cổng Sở Lao động rằng tôi là vợ của Lục Cẩm Trình, có việc gấp muốn tìm anh ta.
Bác ấy dẫn tôi đến một văn phòng ở phía đông tầng một.
Ông gõ cửa mấy cái:
"Đồng chí Tiểu Lục, vợ cậu có việc đến tìm này."
Cửa còn chưa mở, đã nghe thấy giọng lo lắng của Lục Cẩm Trình từ bên trong vang ra:
"Nguyệt Đào, sao em lại đến đây? Ở nhà có chuyện gì à?"
Khi cánh cửa văn phòng mở ra, vừa thấy tôi, anh ta như bị sét đánh trúng, đứng c.h.ế.t trân tại chỗ.
Sắc mặt lập tức tái nhợt:
"Phương… Phương Phương? Sao em lại… không phải em vẫn ở quê sao?"
Tôi mỉm cười:
"Sao vậy? Không phải là Tống Nguyệt Đào, nên anh thất vọng lắm à?"
Bác bảo vệ liếc nhìn Lục Cẩm Trình một cái đầy ẩn ý.
Lục Cẩm Trình vội vàng cười gượng:
"Cảm ơn bác đã đưa cô ấy đến, giờ tôi và vợ tôi có chút chuyện riêng cần nói…"
Bác ấy lại quét ánh mắt từ đầu đến chân anh ta một lần nữa, rồi mới xoay người bỏ đi.
Người vừa đi khuất, Lục Cẩm Trình liền căng thẳng đóng cửa lại.
Anh ta hạ giọng hỏi:
"Em đến đây làm gì?"
Tôi đập mạnh lá đơn tố cáo và tờ giấy đăng ký kết hôn lên bàn làm việc của anh ta.
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
"Đến hỏi thử xem đơn vị các anh sẽ xử lý cán bộ có quan hệ nam nữ bừa bãi như thế nào."
Cơ thể Lục Cẩm Trình run lên dữ dội, giọng nói cũng lạc cả điệu.
"Em gầy đi rồi! Anh vừa mới nhận được quyết định điều chuyển công tác, em định hủy hoại cả đời anh sao, em có biết không?"
Tôi gật đầu:
"Biết chứ, nên tôi mới làm vậy."
Lục Cẩm Trình nhìn tôi chằm chằm.
Bỗng nhiên, anh ta bật cười lạnh:
"Nói đi, em muốn gì. Nếu thật sự định tố cáo anh lên đơn vị, thì em đã không đến tận đây tìm anh rồi."
Hừ.
Anh ta ngộ ra cũng nhanh đấy.
"Không tố cáo cũng được, tôi có hai điều kiện."
Tôi từ tốn bước đến ghế sofa cạnh bàn làm việc rồi ngồi xuống.
Lục Cẩm Trình nghiến răng ken két:
"Nói đi!"
"Thứ nhất, tôi muốn ly hôn. Lục Hoài để anh nuôi, tiền cấp dưỡng, tôi sẽ không bỏ ra một xu."
Tôi ngừng lại một chút, rồi nói tiếp:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/index.php/trong-lang-co-co-gai-ten-tieu-phuong/8.html.]
"Thứ hai, tôi muốn năm ngàn tệ."
"Năm ngàn?" Lục Cẩm Trình bật dậy, gào lên giận dữ:
"Anh lấy đâu ra nhiều tiền như vậy chứ?"
Tôi gõ nhẹ lên mặt bàn, mỉm cười nhắc nhở anh ta:
"Đừng tưởng tôi là người nông thôn thì ngu dốt. Sau khi anh nhận được quyết định, phía trên sẽ có khoản truy lĩnh tiền lương. Số tiền tôi muốn chính là khoản đó — năm ngàn tệ, thiếu một xu, lá đơn tố cáo này sẽ nằm trên bàn làm việc của lãnh đạo anh."
"Anh nên suy nghĩ kỹ đi, tiền đồ quan trọng hơn, hay năm ngàn tệ này quan trọng hơn."
Răng hàm sau của Lục Cẩm Trình gần như nghiến nát, ánh mắt nhìn tôi như thể chỉ hận không thể bóp c.h.ế.t tôi tại chỗ.
Nhưng cuối cùng, anh ta vẫn gật đầu.
19
Thủ tục ly hôn tiến hành rất suôn sẻ.
Lục Cẩm Trình viết đơn trình bày với đơn vị, sau khi được cơ quan cấp giấy xác nhận, chúng tôi trực tiếp làm thủ tục ly hôn ngay trong thành phố.
Năm đó có rất nhiều thanh niên trí thức hồi hương, người ly hôn cũng không ít.
Cuộc ly hôn của chúng tôi chẳng có gì lạ lẫm.
Bước ra khỏi Cục Dân chính, tôi nhìn theo bóng lưng của ba người họ.
Lục Hoài nắm tay Tống Nguyệt Đào, vừa nhảy vừa đi bên cạnh Lục Cẩm Trình — đúng là một gia đình ba người hạnh phúc.
Tôi ngẩng đầu nhìn bầu trời trong xanh, trong lòng trào lên một cảm giác nhẹ nhõm không thể diễn tả.
20
Tìm việc trong thành phố đúng là rất khó.
Nhưng từ lúc lấy được năm ngàn tệ từ tay Lục Cẩm Trình, tôi đã có kế hoạch mới.
Tôi đi đi lại lại khắp thành phố suốt hơn mười ngày.
Cuối cùng chọn được một tiệm may trên phố cổ.
Tiệm may không lớn, bề ngoài cũ kỹ.
Nhưng cửa kính lại được lau chùi sạch sẽ không dính một hạt bụi.
Ánh nắng xuyên qua ô kính, chiếu lên bức tường nơi treo những bộ sườn xám đẹp đẽ, khiến những bộ quần áo ấy tỏa ra ánh sáng quyến rũ.
Tôi thấp thỏm đẩy cửa bước vào.
"Chào cô, cho hỏi… chỗ này có nhận học việc không ạ?"
Bà thợ may đang khâu vá ngẩng mắt nhìn tôi qua cặp kính lão.
Chưa kịp đợi bà lên tiếng, tôi đã vội vàng bổ sung thêm một câu:
"Tôi… tôi có thể đóng học phí để học nghề."
Động tác định xua tay đuổi người của bà hơi khựng lại sau khi nghe lời tôi nói.
Bà tò mò hỏi:
"Sao lại muốn học thứ này? Mấy cô gái trẻ như cô bây giờ đều thích vào nhà máy dệt làm nữ công nhân, chỗ đó đãi ngộ tốt, lương lại cao, dù làm việc nặng cũng còn khá hơn cái tiệm may cũ kỹ này của tôi."
Tôi do dự một lúc, rồi vẫn thật thà đáp:
"Chồng tôi vừa ly hôn với tôi, tôi muốn học một nghề, sau này tự nuôi sống bản thân."
Bà im lặng khá lâu, rồi nói:
"Đưa tay cô ra để tôi xem thử."
Tôi vội vàng bước tới, xòe lòng bàn tay trước mặt bà.
Bà lật qua lật lại tay tôi xem một hồi lâu, cuối cùng gật đầu:
"Học việc thì được, tôi không lấy học phí. Học nghề năm năm, lo ăn ở, không có lương, hai năm đầu không được động vào vải tốt."
"Được ạ!"
Tôi mừng rỡ gật đầu lia lịa.