Không có cái gọi là “khách hàng là thượng đế”, lại càng không có “dịch vụ với nụ cười”.
Muốn ăn một bữa cơm thôi cũng dễ bị tức đến nghẹn.
Chính vì thế, tôi quyết định khởi nghiệp từ một quán ăn nhỏ.
Tôi chọn khu công nghiệp Xà Khẩu ở Thâm Quyến.
Đếm sơ sơ cũng có hơn trăm nhà máy, tổng cộng năm – sáu vạn công nhân.
Hầu hết đều là người ở tỉnh khác, sống một mình, không có điều kiện nấu nướng.
So với nội địa, công nhân ở đây lương cao hơn – có người một tháng kiếm được tận 200 tệ.
Mà có tiền rồi thì ai cũng muốn ăn ngon hơn một chút.
Nên ngành ăn uống chắc chắn là nhu cầu thiết yếu.
Tôi lại có lợi thế mà không ai sánh kịp.
Kiếp trước sau khi theo quân, tôi làm hậu cần trong đơn vị – trực tiếp phụ trách nhà ăn.
Lính đến từ khắp nơi, khẩu vị đủ loại.
Mà tôi khi đó không có gia đình ấm áp, chẳng ai trò chuyện.
Niềm vui duy nhất của tôi là nấu ăn.
Tôi đắm mình nghiên cứu đủ mọi món ngon vùng miền, từ món chính đến đồ vặt.
Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang, Hồ Nam, An Huy…
Không có món nào tôi không biết nấu.
Lẩu, đồ nướng, mì, thậm chí món Tây và đồ tráng miệng – tôi đều rất thành thạo.
Thời này, tiền thuê nhà rẻ.
Tôi bỏ ra 150 tệ để thuê một mặt bằng ngoài mặt đường,
số tiền còn lại mua nồi niêu, chén bát, nguyên liệu.
“Quán ăn Diệp Tử” chính thức khai trương!
Thập niên 80 là thời kỳ cung không đủ cầu.
Chỉ cần gan lớn, chịu khó làm việc, thì không thể nào không kiếm được tiền.
Quán ăn của tôi nhờ biết nấu đủ món đặc sản ở các vùng miền nên vừa khai trương đã đông nghẹt khách.
Nhiều người đến Thâm Quyến làm công nhân đều ghé ăn, nói rằng ở đây tìm được “hương vị quê hương”.
Tôi làm không xuể, phải thuê thêm hai người phục vụ.
Ba người quay như chong chóng suốt ngày, cực thì cực thật, nhưng cuối tháng vừa tính sổ xong…
Trừ hết tiền thuê nhà và lương nhân viên, tôi lãi ròng 2.000 tệ!
Năm 1984, hai ngàn tệ là một con số khổng lồ.
Nó tương đương thu nhập của một gia đình công nhân trong hai năm, hoặc nông dân làm lụng năm năm trời!
Tôi ngồi nhìn sổ sách mà bật khóc.
Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc.
Phụ nữ không cần đàn ông.
Vì đàn ông có thể phản bội, có thể làm tổn thương bạn.
Nhưng đồng nhân dân tệ thì không bao giờ.
Thấm thoắt tôi đã ở Thâm Quyến được nửa năm.
Quán ăn ngày càng phát đạt.
Tôi đã tiết kiệm được mười ngàn tệ – trở thành một “vạn nguyên hộ” chính hiệu.
Thời đó, danh xưng “vạn nguyên hộ” là điều khiến ai cũng ngưỡng mộ.
So với thời sau này, nó còn oai hơn cả triệu phú.
Quy mô quán ăn cũng mở rộng – từ thuê một căn mặt tiền, giờ tôi đã thuê đến ba căn liền kề.
Nhân viên cũng đã lên tới sáu người.
Tôi không phải kiểu chủ keo kiệt.
Lương trả cho nhân viên cao hơn mặt bằng chung, lại còn có thưởng thêm.
Vì thế ai cũng làm việc hết mình, khí thế ngút trời.
Hôm đó tôi đang bận rộn trong quán thì bỗng nghe thấy một giọng nói ngạc nhiên:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/index.php/tro-ve-nhung-nam-80-toi-tu-bo-vi-hon-phu-thu-truong/chuong-5.html.]
“Diệp Đàn?”
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Tôi quay đầu lại – không ngờ gặp lại người quen quê nhà: Kế toán Lưu ở làng.
Chú ấy đến Thâm Quyến có việc, ghé vào quán tôi ăn trưa và tình cờ gặp đúng tôi.
Gặp người cùng quê, tất nhiên tôi rất nhiệt tình.
Không chỉ thêm vài món ngon mà còn miễn phí hẳn bữa ăn.
Nhưng chú Lưu chẳng buồn động đũa, gương mặt đầy lo lắng:
“Diệp Đàn! Cháu sao lại ở đây?”
“Cháu không biết đâu! Suốt nửa năm nay, nhà họ Mạnh vì tìm cháu mà rối tung rối mù cả lên.
Mạnh đoàn trưởng như phát điên luôn rồi!”
Nửa năm trước, tôi lên tàu đến Thâm Quyến.
Người trong làng và nhà họ Mạnh đều tưởng tôi đi theo quân, chuẩn bị kết hôn với Mạnh Sĩ An.
Sau đó tôi tình cờ gặp anh ta và Tề Dung Dung khi đổi tàu.
Mạnh Sĩ An cũng nghĩ tôi sẽ quay về quê.
Anh ta đuổi tôi đi.
Thế là cả hai bên cùng hiểu lầm:
Người làng tưởng tôi ở trong đơn vị, còn Mạnh Sĩ An lại nghĩ tôi về quê.
Mấy ngày đầu chẳng ai nghi ngờ.
Cho đến khi Mạnh Sĩ An chờ mãi không thấy tôi gọi điện báo bình an, bèn gọi về quê hỏi.
Lúc đó mới biết – tôi hoàn toàn không về nhà.
Tôi như bốc hơi giữa nhân gian.
Tất cả mọi người đều hoảng loạn.
Mạnh Sĩ An xin nghỉ phép, đi khắp nơi đi tìm tôi.
Lúc đó tôi không có điện thoại.
Cũng chẳng có camera giám sát, vé tàu không cần ghi tên.
Biết tìm ở đâu?
Anh ta tìm suốt hai tháng, vẫn không có chút tin tức.
Đến cả đồn công an cũng bó tay.
Cuối cùng, mọi người đều cho rằng tôi gặp chuyện chẳng lành.
Chắc chắn là đã xảy ra chuyện dọc đường.
Bà Mạnh ở nhà khóc suốt.
Bác trai tức giận, dùng cây cán bột đập gãy tay của Mạnh Sĩ An, mắng anh ta là đồ vong ân phụ nghĩa, mắng anh ta hại c.h.ế.t tôi.
Cả làng ai cũng tiếc thương cho tôi, ai cũng nói tôi đáng thương.
Cho nên giờ đây kế toán Lưu nhìn thấy tôi mở quán ăn ở Thâm Quyến, sống khỏe mạnh vui vẻ, mới sốc đến mức không nói nên lời.
“Diệp Đàn à! Theo chú về đi!”
“Mọi người vẫn đang đợi cháu đấy!”
Tôi lắc đầu:
“Cháu không về. Ở đây cháu sống rất tốt.”
“Chú làm ơn về quê nhắn với bác trai bác gái một tiếng – cháu vẫn ổn, đừng lo nữa.”
Kế toán Lưu vỗ đùi cái đét:
“Cái con bé này sao mà bướng thế không biết!”
“Thế còn Mạnh đoàn trưởng thì sao?”
“Không cưới nữa à?”
Tôi nhìn thẳng vào mắt chú, gật đầu dứt khoát:
“Không.”
“Giữa cháu và anh ta – từ lâu đã không còn gì nữa.”
Sau khi kế toán Lưu rời đi, tôi tiếp tục bận rộn trong quán ăn.
Thời này, ngoài việc không có điện thoại hay internet, bất tiện nhất là không thể thanh toán online.
Tất cả giao dịch đều bằng tiền mặt.