Phản Kích Của Người Nội Trợ - 1

Cập nhật lúc: 2025-04-29 16:48:15
Lượt xem: 78

Tôi làm nội trợ suốt sáu năm, mỗi lần xin tiền sinh hoạt từ chồng đều như đi ăn xin.

 

Hai nghìn tệ một tháng tiền sinh hoạt, vậy mà anh ta làm ra vẻ như cho tôi hai trăm nghìn.

 

Tức giận, tôi không thèm làm việc nhà nữa, cũng mặc kệ bà mẹ già bị liệt nửa người của anh ta, còn đem cả con gái vứt thẳng đến chỗ làm của anh ta cho anh ta tự chăm.

 

Sau đó, tôi tìm được một công việc, bắt đầu cuộc sống độc lập.

 

Nhìn nhà cửa hỗn độn thành một mớ, chồng tôi hối hận đến mức cầu xin tôi tha thứ.

 

1

 

Nhìn số dư trống trơn trong tài khoản WeChat, tôi lấy hết can đảm gửi cho chồng một tin nhắn.

 

“Chồng ơi, anh đang bận à? Tháng này đến lúc chuyển tiền sinh hoạt cho em rồi.”

 

Tin nhắn gửi đi như đá chìm đáy biển, không có lấy một lời hồi âm.

 

Con gái Tiểu Ảnh kéo tay tôi, nằng nặc đòi ăn sầu riêng, cứ kéo tôi ra ngoài.

 

Tôi vội vàng dỗ dành con: “Mẹ không còn tiền nữa, đợi ba con chuyển tiền rồi mẹ dẫn con đi ăn, được không?”

 

Tiểu Ảnh rất hiểu chuyện, nghe tôi nói vậy liền ngoan ngoãn không làm ầm ĩ.

 

Nhưng nhìn dáng vẻ hiểu chuyện của con, lòng tôi lại quặn đau.

 

Rõ ràng nhà chúng tôi cũng không thiếu thốn, vậy mà con gái muốn ăn một quả sầu riêng cũng phải dè dặt như thế.

 

Vì vậy tôi lại gửi thêm một tin nhắn cho chồng: “Chồng ơi? Anh đang bận à? Nếu không bận thì anh tranh thủ chuyển cho em tiền sinh hoạt tháng này nhé. Tiểu Ảnh muốn ăn sầu riêng mà trong WeChat của em không còn tiền rồi.”

 

Nhắc tới con gái, Dư Tương mới miễn cưỡng trả lời tôi bằng một tin nhắn thoại.

 

“Biết rồi, giục cái gì mà giục? Tôi còn đang bận làm việc, lát nữa chuyển cho.”

 

Nhận được câu trả lời xác nhận, tôi không làm phiền anh ta nữa, quay vào bếp nấu cơm.

 

Nhưng đang nấu cơm được một nửa, không biết Tiểu Ảnh bị sao mà đột nhiên vừa nôn vừa tiêu chảy, làm tôi hoảng hốt.

 

Tôi vội vàng đưa con đến bệnh viện.

 

Đến nơi rồi, tiền sinh hoạt Dư Tương vẫn chưa chuyển tới, tôi thậm chí không có tiền mua thuốc cho con.

 

Tôi đành phải gọi điện cho Dư Tương, bảo anh ta mau chuyển tiền sang.

 

Nhưng vừa bắt máy, Dư Tương đã nổi trận lôi đình: “Đã bảo tôi đang bận mà! Không nghe hiểu tiếng người à? Suốt ngày đòi tiền như đòi nợ, cô có phiền không vậy? Đợi tôi rảnh sẽ chuyển, giờ đừng làm phiền tôi!”

 

Nói xong, anh ta lập tức cúp máy.

 

Bị mắng đến ngơ ngác, tôi đứng ngây ra tại chỗ.

 

Rất nhanh, cảm giác tủi thân dâng trào, khiến nước mắt tôi rơi lã chã.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/index.php/phan-kich-cua-nguoi-noi-tro/1.html.]

 

Tôi thật sự không hiểu, tại sao cuộc sống của mình lại trở nên thảm hại đến thế này.

 

Năm đó, tôi và Dư Tương quen nhau qua người giới thiệu, vừa gặp đã trúng tiếng sét ái tình.

 

Khi ấy, sự nghiệp của Dư Tương vừa mới khởi sắc, chúng tôi nhanh chóng kết hôn và dọn về sống chung với mẹ chồng.

 

Bà mẹ chồng vì ngồi xe lăn quanh năm, tính tình trở nên nóng nảy, khó chịu, người giúp việc bình thường đều không chịu nổi bà.

 

Vì vậy, để tập trung phát triển sự nghiệp, Dư Tương hy vọng tôi có thể nghỉ việc, làm nội trợ toàn thời gian.

 

Như vậy vừa có thể chăm sóc gia đình, vừa có thể chăm sóc mẹ anh ta.

Nhất Phiến Băng Tâm

 

Lúc đó, Dư Tương hứa hẹn rằng chỉ cần tôi chịu nghỉ việc về nhà, toàn bộ tiền lương sau này của anh ta sẽ giao cho tôi quản lý, để tôi thực sự trở thành nữ chủ nhân của ngôi nhà này.

 

Ban đầu, Dư Tương đúng là đã làm như lời hứa, giao thẻ lương cho tôi.

 

Nhưng thời gian trôi qua, anh ta bắt đầu viện cớ, nói rằng mình cần tiếp khách xã giao, cần duy trì quan hệ với cấp trên, cần tặng quà... rồi lấy lại thẻ lương.

 

Từ đó về sau, mỗi tháng anh ta chỉ chuyển cho tôi vài nghìn tệ để chi tiêu sinh hoạt.

 

Lúc đầu là bốn, năm nghìn, sau giảm xuống còn ba nghìn, rồi lại xuống chỉ còn hai nghìn.

 

Thế nhưng, ngay cả số tiền sinh hoạt hai nghìn tệ mỗi tháng đó, anh ta cũng kéo dài không chịu chuyển.

 

Như hôm nay, tôi thúc giục hai lần, anh ta vẫn không chuyển tiền.

 

Mất đi khoản hai nghìn tệ đó, tôi chẳng làm nổi việc gì, thậm chí ngay cả tiền mua thuốc cho con cũng không có.

 

Trong lòng tôi đầy chua xót, chỉ còn cách vay tạm vài trăm tệ từ bạn bè để ứng phó.

 

Không ngờ, khi tôi đưa con về đến nhà, Dư Tương và mẹ chồng chẳng những không quan tâm đến bệnh tình của Tiểu Ảnh, ngược lại còn mắng tôi một trận tơi bời.

 

2

 

Lúc tôi về đến nhà, Dư Tương vẫn chưa về.

 

Nhưng bà mẹ chồng đã ngủ suốt buổi chiều thì giờ này đã tỉnh dậy.

 

Vừa thấy trong nhà không có ai, bà ta lập tức nổi giận.

 

Nghe tiếng tôi về, bà ta liền đứng trong phòng chửi vọng ra: “Con đàn bà c.h.ế.t tiệt, lại chạy đi đâu lêu lổng rồi! Mau tới hầu hạ bà già này đi!”

 

Tôi nén giận đỡ bà dậy, đưa bà lên xe lăn rồi đẩy ra ngoài.

 

Nhìn thấy bếp trống trơn, bà ta lại nổi trận lôi đình.

 

“Giờ này rồi mà còn chưa nấu cơm, mày làm cái gì vậy? Con trai tao sắp tan ca về rồi, để nó đói thì sao? Suốt ngày ăn hại trong nhà, không biết con trai tao cưới mày về làm gì nữa!”

 

Nghe những lời mỉa mai nhục mạ đó, lòng tôi đã sớm chai lì.

 

Từ khi tôi gả vào đây, mẹ chồng đã như vậy.

Loading...