17.
Nửa đêm, tôi lén lút trốn ở ngoài cổng khóc, ánh trăng lúc này trắng bệch như tiền giấy.
Ông nội và sư huynh đang bày trận pháp bên trong, giấy vàng chất đầy một đống. Ông nội còng lưng vẽ bùa trong đống giấy vàng, đầu bút chu sa run rẩy dữ dội.
Ba mẹ và ông bà của Lý Tưởng cũng có mặt ở trong sân nhà tôi.
Ông nội nói: "Một lát nữa đến thời khắc quan trọng, mẹ Lý Tưởng phải xõa tóc ra, ba Lý Tưởng phải dùng m.á.u tim của mình để dẫn đường cho đứa trẻ."
Ba cậu ta sợ đến nỗi mặt mày trắng bệch: "Máu tim, tôi sẽ không ch//ết chứ?"
Ông nội giải thích với ông ta: "Mười ngón tay đều nối liền với tim, ta chỉ cần một chút m.á.u ngón giữa của ông thôi, ông đừng sợ. Ta sẽ dùng hai mươi năm dương thọ của mình làm giá, để bù đắp cho cái giá của việc nghịch thiên cải mệnh. Hai người chuẩn bị xong thì bắt đầu thôi."
Tôi rất buồn, chỉ vì một câu nói của tôi mà ông nội phải hao tổn hai mươi năm dương thọ. Ông nội chọn thời điểm âm khí nặng nhất để khởi trận.
Gạo nếp trộn với đất trên mộ, bày thành trận vây khốn linh hồn, bảy ngọn đèn dầu xếp theo phương vị sao Bắc Đẩu. Mỗi khi ông nội niệm một câu chú, tóc trắng của ông lại nhiều thêm một nhúm, như bị một bàn tay vô hình nhuộm màu.
"Thược Dược!" Ông nội đột nhiên dừng pháp sự, gọi về phía tôi đang đứng ở ngoài cửa.
"Thược Dược, cháu đi mua giúp ông mua hai lốc sữa Milo, mua thêm một hộp bút chì, một lát nữa ông cần dùng."
Tôi nghẹn ngào trả lời: "Vâng ạ." Nhận tiền rồi chạy vội ra cửa hàng tiện lợi.
Thật ra tôi biết, ông nội sợ tôi nhìn thấy sẽ khó chịu. Quán bán Milo ở đầu thôn phía đông, còn chỗ bán hộp bút chì lại ở đầu thôn phía tây. Chạy đi chạy lại hai chỗ cũng mất hơn bốn mươi phút. Đến khi tôi mua đồ xong trên đường về nhà tôi ngồi xổm bên đường khóc nức nở, cạnh nhựa của lốc Milo cấn vào n.g.ự.c tôi đau nhói.
Tôi rất sợ Lý Tưởng sẽ tìm tôi để báo thù. Lại cảm thấy chính mình đã hại ông nội.
Sau chuyện này, tôi cũng bị bệnh một trận, cả người suy sụp rất lâu, đến trước năm mười tám tuổi, tôi không dám mở miệng nói chuyện với ai nữa.
Đương nhiên đó là chuyện sau này.
18.
Tôi đang khóc thì một chiếc khăn giấy thơm tho được đưa đến trước mắt.
"Lau nước mắt đi, không trách con." Tôi ngẩng đầu lên, hóa ra là mẹ đến tìm tôi, bà vẫn đeo chiếc kính râm hôm qua.
Truyện do Mễ Mễ-Nhân Sinh Trong Một Kiếp Người edit, chỉ đăng tại Fb và MonkeyD.
Nghĩ đến giấc mơ đêm qua, tôi hoảng hốt muốn bỏ chạy, bà nắm lấy tay áo tôi đặt ngón tay lên môi, ra hiệu "Suỵt".
"Thược Dược, nghe mẹ nói này. Lý Tưởng hoàn toàn không phải do con hại ch//ết, là sư huynh của con hại ch//ết. Con chỉ là chịu tội thay cho sư huynh mà thôi."
Chuyện này không thể nào, trong lòng tôi lập tức phủ nhận lời này. "Mẹ gạt con! Lý Tưởng và sư huynh căn bản không hề có giao tiếp, sư huynh làm sao có thể hại cậu ấy?"
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/index.php/nguoi-giay-diem-ma/chuong-6.html.]
Mẹ tôi không hề hoảng hốt: "Ông nội đang gạt con. Hai mươi năm dương thọ đổi không phải để Lý Tưởng đầu thai, ông ấy đang bảo vệ mạng cho sư huynh con, sư huynh con đã làm chuyện không thể vãn hồi."
Ý gì đây?
Mẹ nói: "Mẹ hỏi con, sư huynh con có phải từ trước đến nay không bao giờ bước chân ra khỏi cửa nhà, cũng không chịu mở miệng nói chuyện không? Cho dù là gặp bất cứ chuyện gì?"
"Bởi vì sư huynh con là ác qu//ỷ đầu thai, đến đòi mạng cả nhà ta. Chỉ cần cả nhà ta đều ch//ết, là thay hắn ta gánh tai ương. Ông nội con bị hắn ta lừa rồi, hắn ta còn hại mẹ và ba con có nhà không thể về. Thược Dược, nghe mẹ nói, bất luận thế nào, đừng tin hắn ta. Con phải đuổi hắn ta đi, như vậy ba mẹ mới có thể về nhà. Nếu con không tin, con bảo hắn ta ra khỏi cửa xem, chỉ cần hắn ta ra khỏi cửa nhà con, thì coi như những gì mẹ nói đều sai."
Tôi há miệng, muốn nói gì đó, nhưng đều không thể phản bác, bởi vì mẹ nói là sự thật.
Tôi nhớ đến trận tuyết lớn tháng Chạp năm ngoái. Ông nội ngã vào đống tuyết trước cửa nhà, quần bông bị đá vụn rách toạc ra, sư huynh rõ ràng đứng ở hiên nhà xếp người giấy, nhưng ch//ết cũng không chịu bước qua ngưỡng cửa, chỉ một mực ra hiệu bằng tay với tôi.
Cuối cùng là chú Vương hàng xóm nghe thấy động tĩnh, cõng ông nội đã cứng đờ vào nhà.
Từ đó về sau, vật liệu làm người giấy của nhà tôi đều phải nhờ người bên ngoài đưa đến, rất ít khi để ông nội tự mình ra ngoài nữa.
Chuyện này thực ra vẫn luôn chôn giấu trong lòng tôi. Bây giờ bị mẹ tôi khơi lại rốt cuộc sư huynh có bí mật gì?
Mẹ tôi hỏi tôi câu cuối cùng: "Con có muốn mẹ và ba về nhà không?"
Tôi quỷ sai thần khiến trả lời: "Muốn."
Bà xoa đầu tôi: "Ngoan ngoãn quá..." "..."
19.
Tôi mơ mơ màng màng trở về nhà, pháp sự đã làm xong rồi.
Người nhà Lý Tưởng đã về, chỉ còn lại hương khói tàn lụi trên bàn thờ. Ông nội mệt mỏi ngồi trên ghế thái sư.
Sư huynh thấy tôi đi đường cũng xiêu xiêu vẹo vẹo, anh ấy qua đỡ tôi. Chỉ là tay anh ấy vừa chạm vào tôi, tôi liền như bị kim châm, hét lên với anh ấy: "Anh đừng chạm vào tôi!"
Tiếng hét này, thu hút ánh mắt của ông nội. Sư huynh ra hiệu cho tôi: (Sao vậy?)
Anh ấy không chút lộ sơ hở nhìn ông nội, nhưng cảnh này đều lọt vào mắt tôi. Tôi kéo sư huynh ra ngoài cửa: "Đồ của em rơi ở ngoài cửa rồi. Anh đi nhặt với em."
Sư huynh lần đầu tiên đẩy tay tôi ra.
Sắc mặt ông nội tái mét: "Thược Dược, con đừng làm loạn."
Đến nước này, tôi còn có gì không hiểu. Mẹ nói đúng, sư huynh căn bản không dám ra khỏi cửa. Tôi đẩy tay sư huynh ra, một mình vào nhà, lục tìm cây bút lông lúc trước khắp nhà.
Không biết tại sao, trong đầu tôi toàn là câu cuối cùng mẹ nói: "Giúp người giấy điểm mắt, ba mẹ có thể sống lại rồi."
Tôi muốn điểm mắt, tôi muốn để ba mẹ được giải thoát.