04
Năm tôi ba tuổi, Tề Đại Cường nghiện rượu nặng, mỗi lần say lại đập đầu mẹ tôi vào tường.
Năm tôi năm tuổi, mẹ ôm tôi lén quay về nhà ngoại, nhưng bị Mã Hương Lan đuổi đi.
Từ năm đó, Niên Tố Tố bắt đầu dẫn tôi bước vào cuộc sống trốn chạy không ánh sáng.
Đó là quãng thời gian dài đằng đẵng và tăm tối.
Chúng tôi từng bán rau ở chợ, mỗi khi thấy Tề Đại Cường, mẹ liền lấy tay bịt miệng tôi, kéo tôi chui vào dưới bàn đựng rau để trốn.
Cũng từng đi nhặt ve chai lúc hai giờ sáng, khi tôi buồn ngủ đến lịm người, mẹ vẫn tay xách hai túi chai nhựa nặng trĩu, từng bước nặng nề cõng tôi về nhà.
Mẹ từng làm khuân vác bê tông ở công trường, nhưng vì sức yếu, mỗi ngày chỉ kiếm được năm mươi tệ.
Về sau, năm tôi mười tám tuổi, cuối cùng cũng thi đậu vào trường đại học tốt nhất.
Khi mẹ nhìn thấy giấy báo trúng tuyển của tôi, bà đã bệnh nặng lắm rồi, gầy gò đến mức không còn hình dáng.
“Tiếu Tiếu của mẹ cuối cùng cũng không phải theo mẹ chịu khổ nữa rồi.”
Bà như trút được gánh nặng, nói câu cuối cùng trong đời:
“Bay đi, bay thật xa vào.”
Rồi chẳng bao lâu sau, bà trút hơi thở cuối cùng.
05
Khó khăn lắm mới được mấy ngày yên ổn, tôi lại bắt đầu lo lắng.
Chỉ còn hơn hai tháng nữa là đến Tết, mà sau Tết thì trường tiểu học cũng sắp khai giảng. Mẹ tôi năm nay mới mười tuổi, vẫn chưa được đi học — tôi phải nghĩ cách kiếm tiền thôi.
Tuy nói rằng trẻ con ở nông thôn thường đi học trễ, nhưng đi càng sớm càng tốt, chuyện này không thể chậm trễ.
Tôi lấy ra số tiền đáy hòm mà Mã Hương Lan giấu trong tủ — toàn là tiền lẻ, từ vài hào đến mười đồng, nhàu nát thành một xấp.
Tôi đếm đi đếm lại, tổng cộng được hai trăm lẻ bảy đồng ba hào.
Không quá ít, nhưng cũng chẳng đủ.
Tôi chỉ có thể lấy ra một phần để mua chút thịt cho dịp Tết, phần còn lại phải để dành cho sinh hoạt.
Đến một bộ quần áo mới cũng không mua nổi.
Ở cái thôn nghèo nàn lạc hậu này, vào phiên chợ, ngoài gà vịt cá thịt là phải dùng tiền, còn lại người trong trấn thường trao đổi hàng hóa bằng cách đổi vật lấy vật, giá trị ngang nhau.
Dù sao thì tiền cũng phải tiêu đúng chỗ.
Phải, thời này, thịt là thứ quý giá nhất.
Thế thì làm sao để dùng một phần thịt mà kiếm được hai phần tiền đây?
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/index.php/nam-nao-cung-co-mua-xuan/5.html.]
Ở nông thôn trời tối rất sớm, tối đen như mực, đến cả ánh trăng cũng chẳng thấy đâu. Người trong làng ngủ sớm, ban đêm vô cùng yên tĩnh.
Mẹ tôi đang ngủ say bên cạnh, hơi thở đều đặn và nhẹ nhàng khiến tôi bỗng nảy ra một ý tưởng.
Sáng hôm sau, tôi cầm theo một trăm đồng tiền lẻ, dắt mẹ lên thị trấn.
Buổi sớm đầu đông, sương giá phủ trắng đất, lạnh đến tê người.
Mẹ tôi chẳng có lấy một cái áo bông tử tế, còn Niên Trường Quý thì có tới ba cái. Tôi lấy một cái áo bông của hắn khoác cho mẹ, cái áo mà Niên Trường Quý mặc còn hơi chật, đến lượt mẹ tôi mặc thì lại rộng thùng thình.
Mẹ tôi nhỏ con hơn hẳn các bạn đồng trang lứa.
Gió mùa đông lạnh như d.a.o cắt vào mặt, tôi nắm tay mẹ, từ làng đi bộ lên trấn, mất rất lâu mới đến nơi.
Tôi mua một cân thịt heo, rồi mua thêm ba cân măng tre và ba cân mộc nhĩ.
Sau đó bước vào một tiệm văn phòng phẩm cũ kỹ.
Bà chủ hình như nhận ra tôi là Mã Hương Lan:
“Ồ, chị Lan! Sao hôm nay lại đến cửa hàng tôi thế này, Trường Quý đến tuổi đi học rồi phải không, chị mua cho nó à?”
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Tôi điềm nhiên đáp:
“Tôi mua cho Tố Tố.”
“Cái gì?!”
Bà chủ có vẻ không tin vào tai mình, bước tới trước mặt tôi, kinh ngạc nhìn tôi:
“Mua cho con gái hả? Chị định cho nó đi học thật sao, chị Lan, không phải là chị bị điên rồi chứ?!”
“Con gái học hành thì có ích gì chứ!”
“Có ích chứ sao không!” Tôi lấy một hộp bút chì, rồi thêm hai cục tẩy:
“Con bé Tố Tố nhà tôi thông minh lắm, chẳng kém gì con trai!”
“Ôi trời, con gái rồi cũng là con người ta, toàn là thứ lỗ vốn!” Bà chủ đập đùi thở dài, ra vẻ xót xa:
“Con gái gả đi là nước đổ ra ngoài, chị Lan, chị hồ đồ quá rồi!”
“Chẳng lẽ chị còn trông mong nó dưỡng già cho chị chắc?”
Bàn tay mẹ tôi đang ôm eo tôi siết chặt lại, đôi môi nhỏ tái nhợt mím thành một đường thẳng — xem ra bà nghe thấy rồi và không vui, nhưng vẫn chỉ im lặng.
“Im mồm đi!” Tôi đưa tay đẩy mấy cái bà còn định nói tiếp:
“Nói thêm câu nào nữa là tôi cãi nhau với bà đấy, còn buôn bán gì nữa! Rỗi hơi lo chuyện nhà người khác làm gì!”
Bà chủ lùi lại vừa lẩm bẩm:
“Thôi thôi, tôi không nói nữa. Từ ngày Niên Lương chếc, chị thật sự hồ đồ rồi.”
“Đừng nghe bà ấy nói nhảm.” Tôi xoa đầu mẹ,
“Con là bảo bối trong lòng mẹ, trong mắt mẹ, con không phải đồ lỗ vốn gì cả.”
Mẹ tôi vùi mặt vào bụng tôi, không nói gì thêm.
Tôi chọn thêm vài quyển vở bài tập và sách tập đọc rồi dẫn mẹ về.