LÀM MẸ, LÀM VỢ LÀ CÔNG VIỆC NHÀN HẠ NHẤT - 4

Cập nhật lúc: 2025-04-25 17:06:09
Lượt xem: 372

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee hoặc Tiktok để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/6KrR40O9vE

Việc mở khoá chương chỉ thực hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ.

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Tôi tùy tiện chọn lấy hai bộ theo mùa, nhét bừa vào vali.

 

Rồi tôi nhớ ra vài món trang sức nhỏ, nên quay lại lấy.

 

Nhưng khi mở hộp nữ trang và nhìn thấy chiếc vòng vàng nhỏ, tôi đã bật khóc.

 

Chiếc vòng ấy là tôi mua tặng Chu Diệp khi con tròn một tuổi.

 

Ở quê tôi, có tục lệ là bên ngoại tặng vòng vàng vào sinh nhật đầu tiên của trẻ, với ý nghĩa tròn đầy viên mãn, cả đời hạnh phúc.

 

Mẹ tôi chắc chắn không mua, nên tôi đã sớm quyết định tự mình lo.

 

Những gì người khác có, tôi sẽ cố gắng để Chu Diệp cũng có.

 

Tôi còn nhớ, hôm đó mang vòng về, Chu Diệp vui đến nỗi cười suốt cả ngày.

 

Khi ấy, Chu Vân Phong trách tôi tiêu tiền bừa bãi, và Chu Diệp – còn nhỏ xíu – đã giận dữ trách bố.

 

Lúc đó, Chu Vân Phong không hơn gì người dưng trong mắt con.

 

Ngày đó, con quấn tôi như cái đuôi, miệng luôn gọi:

 

"Mẹ là người tuyệt vời nhất trên đời!"

 

Nhưng chỉ vài năm trôi qua, tôi lại trở thành người mẹ mà con ghét cay ghét đắng.

 

Tất cả thay đổi kể từ khi con vào tiểu học.

 

Vì muốn rèn luyện cho con tính tự giác học tập, tôi rất sát sao trong việc học của con.

 

Nhưng trong lúc tôi kèm con làm bài, thì Chu Vân Phong lại đóng vai “người cha tốt bụng”.

 

Chu Diệp học hành thì lười biếng, cẩu thả.

Tôi sốt ruột, thì anh ta nói:

 

"Trẻ con nhà ai mà chẳng vậy?"

 

Tôi nổi nóng, thì anh ta mỉa mai:

 

"Cô đúng là không có chút kiên nhẫn nào, đừng để ý đến mẹ mày, mẹ mày bị điên đấy!"

 

Cùng một kiểu chuyện, tôi không cho con ăn vặt – bà nội lại lén cho ăn.

Tôi cấm xem điện thoại – bà lén cho xem.

 

Dần dà, tôi trở thành người mẹ nghiêm khắc, xấu tính.

 

Còn bố và bà nội – kẻ vô trách nhiệm và nuông chiều con – lại biến thành "người tốt".

 

Tôi không phải không nhận ra con ngày càng xa lánh mình.

 

Chỉ là tôi nghĩ, con vẫn là trẻ con, giống cây non, cần được uốn nắn dần dần.

 

Tôi tin, sẽ có ngày con phân biệt đúng sai, hiểu ra ai mới thật sự đối tốt với nó.

 

Nhưng tôi không ngờ, dưới sự ảnh hưởng của Chu Vân Phong và mẹ anh ta, con trai tôi bắt đầu coi thường chính mẹ mình.

 

Con không hề biết rằng, phần lớn tiền tiêu trong nhà là do tôi kiếm.

Người cha "có bản lĩnh" mà con tôn thờ kia, thật ra chẳng đóng góp bao nhiêu.

 

Lúc nghỉ việc để sinh con, tôi có khoảng mười vạn tệ tiết kiệm.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/index.php/lam-me-lam-vo-la-cong-viec-nhan-ha-nhat/4.html.]

 

Vì có tiền, nên tôi tự chi trả hết cho việc sinh con, nuôi con.

 

Chu Vân Phong thì nói:

 

"Tiền anh để dành sau này cho con."

 

Về sau, tôi hết tiền, đòi thì hôm nay xin, mai mới đưa, xin 1.000 thì đưa 500.

 

Câu anh ta hay nói nhất thời ấy là:

 

"Lại xin tiền nữa à?"

 

"Cô tiêu xài gì mà mạnh tay thế? Có biết ngoài kia kiếm tiền khó thế nào không?"

 

Thực tế, mỗi tháng anh ta chỉ đưa tôi 3–4 nghìn tệ.

 

Tiền điện nước, tiền ăn uống, sữa bỉm, mọi chi tiêu cho con – đều phải gói gọn trong số đó.

 

Ai từng nuôi con đều biết, ngần ấy tiền không thể đủ.

 

Tôi mà tính toán thì anh ta lại mỉa mai:

 

"Mấy thứ cô mua cho con toàn là phí IQ! Trẻ con không cần đồ mới."

 

"Hồi nhỏ tôi chẳng có gì, vẫn lớn ngon lành!"

 

Mẹ chồng cũng chen vào:

 

"Ăn không sợ nghèo, mặc không sợ nghèo, không biết tính toán mới nghèo."

 

"Cô nên ghi sổ chi tiêu, xem có khoản nào chi bậy không."

 

Khi Chu Diệp lên 4, có một người bạn chơi thân đăng ký lớp vận động thể chất. Con cũng muốn đi.

 

Tôi vừa nhắc đến, thì Chu Vân Phong đã không những không cho tiền, mà còn nói:

 

"Học cái đó thì có ích gì? Rốt cuộc là con muốn học, hay là cô đang muốn thỏa mãn sĩ diện hão của mình?"

 

Tôi thật sự không hiểu, con đi học một lớp thể chất thì liên quan gì đến sĩ diện của tôi?

 

Nhìn ánh mắt thất vọng của Chu Diệp, tôi không đành lòng, và từ đó quyết tâm không sống cuộc đời ngửa tay xin tiền nữa.

 

Từ khi tôi bắt đầu đi làm, Chu Vân Phong liền không đưa cho tôi một xu nào nữa.

 

Mọi chi phí của con đều do tôi gánh vác.

 

Các lớp học năng khiếu, khu vui chơi, thậm chí cả du lịch – chỉ cần là điều con thích, tôi đều cố gắng hết sức để đáp ứng cho con.

 

Tôi muốn nâng đỡ con hướng đến một thế giới rộng lớn hơn.

 

Chu Vân Phong không ủng hộ tôi, thì tôi tự mình đi kiếm tiền.

 

Lương không đủ, tôi lại tranh thủ nhận thêm việc viết content làm thêm.

 

Trong khi tôi vất vả xoay sở khắp nơi, thì Chu Vân Phong – chẳng lo việc học hành của con, chỉ thỉnh thoảng mua chút đồ vặt làm vui lòng – lại được con xem như người cha lý tưởng: kiếm tiền giỏi, tính tình tốt, không bắt ép học hành – một "người bố đẹp trai".

 

Còn tôi – người mẹ lo lắng cho con từng chút – lại bị xem là một người mẹ nghèo khổ, thất bại, lúc nào cũng cáu bẳn, không có chí tiến thủ.

 

 

Loading...