"Những kẻ mang trong lòng ác ý càng dễ suy bụng ta ra bụng người, cho rằng người khác cũng sẽ đối xử với họ như vậy.
"Thế nên, trước khi trả thù nạn nhân, họ phải định nghĩa đối phương là thứ tàn ác, tội lỗi, ví dụ như ma quỷ này nọ. Như vậy, cảm giác tội lỗi trong lòng họ sẽ nhẹ đi.
"Tôi không sợ ma, đơn giản vì trong lòng tôi không có tội."
Quê tôi ở thôn Tiểu Ma.
Thôn Tiểu Ma nằm sát núi Tiểu Ma, lên núi hay xuống núi chỉ có một con đường duy nhất.
Làng rất nghèo, nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ xóa đói giảm nghèo, bọn con gái ít nhất cũng được học hết cấp hai, không đến mức mù chữ.
Thôn Khổng Gia bên cạnh có giao thông thuận tiện, nhiều người đã lên thành phố kiếm tiền.
Dần dần, những người đó chỉ trở về làng vào dịp Tết hay lúc đi tảo mộ.
Con cái họ lớn lên ở thành phố, đôi khi còn gửi tặng chúng tôi một ít đồ dùng học tập.
Hôm đó, mấy chiếc xe từ thôn Khổng Gia lái vào làng tôi.
Tất cả mọi người đều ngồi xổm bên vệ đường, nhìn chằm chằm vào những chiếc xe đó.
Tôi thấy trong mắt mẹ ánh lên sự khao khát.
Tôi hỏi mẹ:
"Mẹ có muốn trốn không?"
Mẹ ngập ngừng gật đầu.
Sự ngập ngừng đó khiến tôi cảm thấy nhói lòng.
Trong lòng tôi, mẹ là người thân yêu nhất trên đời. Nhưng trong lòng mẹ, tôi không chỉ là con gái của bà, mà còn là đứa con của kẻ đã làm tổn thương bà.
Bà không thể hoàn toàn tin tưởng tôi, dù tôi yêu bà đến nhường nào.
Từ một trong những chiếc xe đó, một cô bé ăn mặc tinh tế bước xuống, cô bé chia sẻ cặp sách, đồ dùng học tập, vở viết và sách tham khảo cho các bé gái trong làng tôi.
Trưởng thôn nói rằng, người nhà họ Khổng nghe nói trong làng có người nuôi ong mật, nên đến để mua mật ong rừng.
Người trong làng tôi làm ruộng cả năm cũng chỉ kiếm được hơn chín trăm tệ.
Vậy mà hôm đó nhà cô bé mua mật ong đã tiêu hết một nghìn tệ.
Tôi lẽo đẽo đi theo sau cô bé, rụt rè hỏi:
"Cậu có thể đưa mẹ tớ đi không?"
"Nhà bà ấy không ở đây, bà ấy muốn về nhà."
Cô bé sững sờ hỏi:
"Chẳng lẽ mẹ cậu bị bắt cóc đến đây sao?"
Tôi gật đầu.
Cô bé thì thầm, không thể tin nổi:
"Trời ơi! Nạn buôn người lại gần mình đến thế này sao?"
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/index.php/chong-dot-ngot-qua-doi-toi-bi-tinh-nghi-la-hung-thu/9.html.]
Tôi cúi đầu xấu hổ:
"Tớ chẳng có gì để cảm ơn cậu, mấy đồng lẻ này tớ tặng cậu."
Tôi đưa cho cô bé mấy đồng xu lẻ trong tay, cô bé lắc đầu, không nhận.
Cô bé nói:
"Cậu cứ giữ lấy. Đừng lo, tớ nhất định sẽ đưa mẹ cậu về nhà."
Sau khi cô bé trở lại xe không lâu, từ một chiếc xe khác bước xuống một người, xách theo một bao tải lạc lớn, nói rằng mỗi nhà mỗi người đều có thể nhận nửa cân.
Tất cả người trong làng tranh nhau lấy dụng cụ đi nhận, bao gồm cả đám người lớn trong nhà tôi.
Không ai phát hiện ra, trong cốp sau của một chiếc xe có một người phụ nữ quần áo rách rưới, đã lặng lẽ xuống núi.
Tôi ngồi xổm bên vệ đường, nhìn chiếc xe có biển số kết thúc bằng 63K dần dần rời xa trong làn bụi mù mịt, xa đến mức không còn thấy đâu nữa.
Tôi không nhịn được mà ôm lấy đầu gối khóc òa.
Mẹ tôi đã về nhà rồi.
Tôi không còn mẹ nữa.
Trong nhà phát hiện mẹ tôi không thấy đâu, cả nhà nháo nhào lên.
Ai cũng nghĩ mẹ tôi đã nhân lúc hỗn loạn mà bỏ trốn.
Cha tôi lập tức ra ngoài tìm mẹ trong đêm, không may ngã xuống mương và gãy chân.
Các chú bác trong nhà ban đầu còn bàn bạc xem gả tôi cho nhà nào để lấy mấy vạn tiền sính lễ.
Nhưng tôi nói, ở làng bên có một gia đình bỏ ra hai vạn để cưới vợ, nhưng sau khi kết hôn, nhà đó kiện ra tòa để đòi lại sính lễ.
Đến lúc đó không trả lại tiền sính lễ sẽ bị tòa án truy tố, trở thành tội phạm.
Đó hoàn toàn là một vụ làm ăn lỗ vốn!
Thà để tôi ra ngoài làm công, còn có thể gửi ít tiền về nhà.
Họ không tin tôi, tự đi hỏi thăm, rồi quay về hút nửa bao thuốc.
Cuối cùng cũng đồng ý cho tôi lên thành phố làm việc.
Lúc đó tôi đã nghĩ, không biết ai là người đặt ra quy định hoàn trả sính lễ, đúng là người tốt cứu khổ cứu nạn.
Tôi từng làm công nhân trong xưởng điện tử, từng làm phục vụ trong quán ăn nhỏ.
Sau này tôi thức đêm ở quán net để học chỉnh sửa ảnh, từ từ dành dụm được chút tiền.
Tôi biết cô bé năm đó họ Khổng, người trong làng cô ấy đều họ Khổng.
Tết năm đó về quê, tôi định hỏi thăm xem nhà cô ấy ở đâu.
Kết quả là nghe được câu chuyện bàn tán ở đầu làng.