Điều khiến tôi vui nhất là những ông bà lớn tuổi, trước kia nghe giá thì lắc đầu chê đắt, giờ chỉ cần mua thử một ly — từ đó hôm nào tôi cũng thấy họ quay lại mua thêm cho cháu họ.
Thậm chí uống nước lê chán rồi thì họ cũng sẽ đổi qua món đồ uống khác mà tôi bán.
Dù giá nước lê của tôi vẫn cao hơn Vương Đào Hồng, họ cũng chưa từng quay sang mua bên đó.
Đúng là tình yêu của ông bà dành cho cháu luôn đặc biệt — bản thân thấy đắt thì tiếc, nhưng hễ là mua cho cháu thì chẳng bao giờ do dự.
Công việc buôn bán của Vương Đào Hồng ngày càng sa sút, mỗi ngày một tệ hơn.
Cuối cùng, bà ta thu dọn hết nồi niêu xoong chảo, quay lại nghề cũ – chỉ bán bánh gạo trái cây.
Lúc trước, khi chưa biết rõ chuyện, tôi cứ nghĩ bà ấy chỉ bán bánh gạo thì chắc chẳng lời được bao nhiêu.
Nhưng từ sau khi phát hiện đó là hàng làm sẵn, mỗi que lời tới 3 tệ, tôi cũng chẳng còn thấy áy náy gì nữa.
Thật ra nếu bán tốt, chỉ cần tranh thủ 30 phút sau giờ tan học bán được 30 que là đã kiếm hơn trăm tệ rồi.
Thế mà bà ấy lại muốn “ăn gian” giành khách, cuối cùng lại mất luôn uy tín.
Mấy người bán hàng quanh khu này gần như chẳng ai bắt chuyện với bà ta, anh Lý cũng hay nói thẳng: “Người như bả chẳng đáng tin đâu.”
Tưởng đâu sau vụ đó Vương Đào Hồng sẽ tạm yên, ai ngờ bà ta lại giở trò sau lưng.
Hôm ấy, vừa mới dọn sạp chưa được bao lâu, tôi đang rót nước lê cho khách thì hai người mặc đồng phục quản lý đô thị bất ngờ xuất hiện ngay trước mặt tôi.
Họ bật camera ghi hình liên tục quay từ đủ mọi góc độ, vừa quay vừa hô to yêu cầu dẹp hàng.
Vì sạp tôi đặt ngoài rìa, đúng ngay đường phụ huynh đi qua, nên vừa đến là họ thấy tôi đầu tiên.
Lúc này, sạp của anh Lý đang đông nghịt người, anh ấy còn vui vẻ tiếp chuyện với phụ huynh, hoàn toàn không hay biết chuyện.
Tôi vội hét lên:
“Quản lý đô thị tới rồi!”
Anh Lý lập tức im bặt, các chủ sạp khác cũng như mèo gặp chuột — không thèm thu tiền, không kịp dọn đồ, đẩy xe chạy thẳng.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Tôi đứng yên nhìn từng chiếc xe nối đuôi nhau lướt qua sạp mình, mà sạp tôi lại là bàn gập với hai bình giữ nhiệt nặng hàng chục cân, chẳng thể kéo đi nhanh như xe đẩy, chỉ còn cách lẳng lặng thu dọn từng món một.
Khi anh Lý đẩy xe đi ngang, còn liếc nhìn tôi với ánh mắt “Cố mà sống sót nha!”
Thế là, tôi được “chăm sóc đặc biệt” bởi hai anh quản lý đô thị, đứng dưới máy quay không góc c.h.ế.t mà từ tốn xếp gọn sạp.
May là bây giờ không còn thời kỳ cưỡng chế thô bạo nữa, hai anh quản lý khá lịch sự:
“Cô còn trẻ, chắc mới tập buôn bán nhỉ? Thôi lần này tụi anh không tịch thu gì đâu, nhưng lần sau đừng đến nữa nhé. Cái số điện thoại gọi tố cáo chỗ này mấy hôm nay gọi tới cháy máy bọn anh luôn đấy!”
Tôi cúi đầu liên tục, lễ phép đáp:
“Dạ đúng đúng ạ, em không đến nữa đâu.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/index.php/canh-le/chuong-5.html.]
Hai anh ấy đi dạo quanh cổng trường một vòng rồi vào xe đợi thêm nửa tiếng, sau đó lại ra chụp vài tấm ảnh nữa rồi mới rời đi.
Chỉ chưa tới hai phút sau, các chủ sạp lại lũ lượt quay lại, dựng hàng lên tiếp tục bán.
Tôi cũng theo sát phía sau, nhanh chóng bày lại bàn.
Nhưng vì lỡ mất giờ cao điểm tan học, hôm đó ai cũng bán chậm, doanh thu đều giảm rõ rệt.
Tối đó dọn hàng, mọi người tụ lại trò chuyện rôm rả, cũng coi như xả stress.
Ai ngờ hôm sau, quản lý đô thị lại đến lần nữa.
Lần này họ ở lại tận đến 10 giờ, đến khi cả học sinh khối 12 học buổi tối cũng tan học.
Chỉ dựa vào lượng mua từ một khối lớp thì chẳng ăn thua.
Hôm đó tôi chỉ kiếm được 30 tệ, những người khác cũng chẳng khá hơn, đồ chuẩn bị sẵn bị ế cả đống.
Lần này, ai cũng bắt đầu thấy bực — chửi đổng không ngừng, than thở vì làm ăn quá khó.
Một anh bán bánh kẹp thịt nghi ngờ chính bảo vệ trường gọi điện báo cáo, liền đề nghị:
“Hay tụi mình hùn tiền, mua hai cây thuốc gửi cho mấy anh bảo vệ?”
Mọi người đồng ý cái rụp, mỗi người góp 44 tệ.
Ngày thứ ba, thứ tư sau đó — không thấy bóng dáng quản lý đô thị đâu cả, ai cũng tưởng là hai hộp thuốc phát huy tác dụng rồi.
Nhưng đến ngày thứ năm — họ lại xuất hiện!
Hai nhân viên quản lý đô thị – một cao một thấp – trong đó người cao thì giọng gắt hơn hẳn:
“Đã nhắc các người bao nhiêu lần là không được bán, không được bán, hay là muốn tụi tôi tịch thu đồ luôn hả?”
Vừa quát xong, các chủ sạp chỉ còn biết thở dài, lặng lẽ đẩy xe rút lui.
Sau khi quản lý đô thị rời đi, mọi người tụ tập lại, ai nấy đều giận dữ cực độ.
“Gì mà kỳ vậy, bảo vệ đã nhận t.h.u.ố.c lá rồi còn quay lưng gọi điện báo?”
“Đúng đó, phải kiện ổng đi, nhận hối lộ còn chơi trò sau lưng.”
“Không chừng không phải bảo vệ báo đâu, tôi nghe nói là do phụ huynh gọi lên, tố cáo chúng ta chiếm vỉa hè buôn bán.”
“Xời! Chiếm gì mà chiếm? Cái chỗ này vốn đang sửa, xe lớn không vào, xe nhỏ không ghé, có mỗi tụi mình bán vài món cho phụ huynh học sinh thôi.
Nói trắng ra thì chỗ đó chỉ rộng chưa tới năm mét, lại còn lồi lõm sửa hoài không xong!”
“Má nó! Mấy ngày liên tục không bán được gì hết, mai tôi nghỉ luôn!”
“Tôi cũng nghỉ! Mọi người có chỗ nào khác bán được thì dắt tôi theo với, chỗ này coi như hết đường rồi.”
Người này một câu, người kia một lời, cuối cùng mọi người đồng loạt quyết định từ mai không ra trước cổng Nhất Cao bán nữa.