Mẹ cô ấy thường lấy đạo đức ràng buộc, nói rằng bà đã hy sinh quá nhiều, nếu cô ấy không ở bên cạnh thì chính là nghịch tử.
Bà còn can thiệp vào các mối quan hệ của cô, ép cô đi xem mắt, bắt cô phải kết hôn.
Tất cả những điều này khiến cô ấy không thể thở nổi. Sau khi mẹ cô làm ầm lên ở công ty, cuối cùng cô ấy quyết định hoàn toàn rời đi.
Nghe câu chuyện của cô ấy, tôi càng nghe càng cảm thấy quen thuộc.
Đợi cô ấy bình tĩnh lại, tôi khuyên:
“Mẹ cô thực ra rất vất vả. Khi sống với bố cô đã khổ, sau khi ly hôn lại càng khổ hơn. Bà ấy không kiểm soát được cảm xúc, chỉ có thể trút nỗi đau lên người con gái thân cận nhất của mình… Nhưng bà ấy yêu cô.”
Cô ấy phản bác:
“Đau khổ, ấm ức, không thể là lý do để làm tổn thương con cái!”
Một câu nói như đánh thẳng vào đầu tôi.
Tôi sững sờ.
Cô ấy nói tiếp:
“Bà ấy đã từng chịu khổ, biết cảm giác đó khó chịu thế nào, tại sao còn đẩy nỗi đau đó lên tôi? Phần lớn nỗi đau đó không phải do tôi gây ra, vậy tại sao lại làm tổn thương tôi?”
Tôi ngơ ngác hỏi: “Bà ấy đã làm tổn thương cô sao?”
“Ép buộc, la mắng, dùng đạo đức ràng buộc, bắt tôi làm thùng rác cảm xúc… Những điều đó không phải tổn thương thì là gì? Tôi là một con người, không phải con ch.ó mà bà ấy nuôi! Giờ tôi đã hiểu ra, những bậc cha mẹ từng chịu khổ nhưng lại khiến con mình cũng phải đau khổ đều là những người ích kỷ và vô tâm. Tôi đã làm tròn bổn phận của mình, giờ rời đi, tôi sẽ không cảm thấy áy náy!”
Tôi im lặng một lúc rồi nói: “Nhưng cô đang áy náy mà.”
Cô ấy khựng lại, sau đó òa khóc, hét lên:
“Tại sao phải đối xử với tôi như vậy? Dùng danh nghĩa vì tốt cho tôi là có thể làm bất cứ điều gì sao? Tại sao tôi chưa rời đi mà đã cảm thấy áy náy rồi? Tại sao tôi phải đau khổ như thế này?”
Trong thoáng chốc, qua gương mặt méo mó vì khóc của cô ấy, tôi thấy hình ảnh con gái mình ở kiếp trước, rơi nước mắt và hét lên với tôi:
“Tại sao mẹ cứ phải làm vậy? Con không còn vướng bận bạn trai cũ nữa, chỉ là tạm thời không muốn kết hôn! Xin mẹ đừng làm phiền con nữa, được không? 30 tuổi chưa kết hôn thì có làm sao?”
Tôi cũng thấy gương mặt con trai, như đang cầu xin:
“Mẹ ơi, đừng nói nữa được không? Chuyện công việc con hiểu hơn mẹ. Đừng ép con làm theo ý mẹ nữa, được không?”
Lúc đó, tôi đã nghĩ gì?
Tôi nghĩ rằng:
Mẹ đã chịu bao nhiêu đau khổ, đã hy sinh vì các con nhiều như thế, làm mọi thứ để mở đường cho các con, tại sao các con lại chống đối mẹ?
Rồi tôi tiếp tục tranh cãi với chúng…
Những câu chất vấn của cô ấy đ.â.m thẳng vào tim tôi.
Trước đây tôi không hiểu, nhưng giờ thì tôi đã hiểu.
Tôi ôm mặt, mắt cay cay:
“Xin lỗi… Mẹ sai rồi…”
Tôi đứng lên, ôm lấy cô ấy như ôm chính đứa con của mình.
Cô ấy khóc càng lớn hơn.
—---------------------
Sau khi quản lý nghỉ việc, công ty thực sự đề bạt tôi lên thay vị trí đó.
Trong văn phòng giám đốc, tôi hơi lúng túng nói:
“Giám đốc, tôi chưa từng làm quản lý, cũng chưa từng quản lý ai, không biết liệu tôi có làm tốt không… Nhưng tôi sẽ cố gắng học hỏi, giao tiếp nhiều hơn với cấp dưới để trở thành một quản lý tốt.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/index.php/bi-ung-thu-con-cai-deu-che-toi-phien-phuc/chuong-9.html.]
Giám đốc cười nói:
“Châu Nghiên, đừng tự coi thường bản thân. Năng lực của cô mọi người đều thấy rõ. Hơn nữa, ai nói cô chưa từng quản lý ai?”
Tôi ngạc nhiên.
Ông nói:
“Cô không có hai đứa con sao? Chúng là cấp dưới bẩm sinh của cô, mà trẻ con thì khó quản lý nhất. Làm sao cô không phải là một người quản lý được chứ?”
Rời văn phòng, tôi quay lại bàn làm việc.
Ánh mắt vô tình lướt qua cuốn Người Quản Lý Hiệu Quả trên giá sách.
Tôi cầm cuốn sách lên, lật vài trang, trong đầu vang lên lời giám đốc:
“Cô là mẹ của hai đứa trẻ, là người quản lý của chúng…”
Tôi chưa bao giờ nghĩ theo hướng đó.
Tại công ty, muốn trở thành người quản lý, ai cũng hiểu phải tích lũy kinh nghiệm, không ngừng học hỏi, rồi mới đảm nhận được.
Trong vai trò quản lý, người ta luôn tự kiểm điểm, thận trọng từng ngày, tôn trọng cấp dưới.
Vậy tại sao, khi làm mẹ—một vai trò quản lý trong gia đình—chúng ta lại bỏ qua những điều này?
Mang thai, sinh con, nuôi dạy con cái một cách hời hợt, không chuẩn bị.
Không nghĩ đến việc tích lũy kinh nghiệm, học hỏi, tự kiểm điểm hay tôn trọng cảm xúc của con.
Giờ thì tôi đã hiểu.
Cuối tháng, Lý Đào biến mất ba tháng cuối cùng cũng về nhà, gửi tôi 30.000 tệ, dịu dàng nói:
“Vợ ơi, anh hứa từ nay sẽ thay đổi. Mình đừng ly hôn, được không?”
Tôi nhìn anh ta.
Mọi người nói anh là người chồng tốt, có thời gian thì chơi với con.
Nhưng anh ta biến mất suốt ba tháng, mà tổng thời gian chơi với con trong nhiều năm cộng lại chưa đầy một năm.
Anh còn gọi đó là “sự đồng hành hiệu quả.”
Buồn cười.
Tôi lắc đầu:
“Không, tôi muốn ly hôn. Và tôi không muốn nhận nuôi con.”
Trong thời gian qua, tôi đã suy nghĩ rất nghiêm túc và hiểu ý nghĩa của việc được trọng sinh.
Ông trời muốn tôi nhận ra mình cũng có sai lầm.
Do điều kiện kinh tế khó khăn và công việc bận rộn, tôi luôn sống trong trạng thái lo lắng, không kiểm soát được cảm xúc, thường xuyên nổi nóng với con.
Tôi hay giáo huấn dài dòng, còn luôn miệng phàn nàn: “Mẹ vì các con mà không ly hôn,” “Mẹ đã quá mệt mỏi.”
Hai đứa trẻ sợ sệt, học hành sa sút, lớn lên cũng không ra gì.
Cuộc sống của tôi cũng dần lao dốc.
Sau khi Lý Đào qua đời, tôi xử lý việc chia tài sản không tốt, can thiệp quá mức vào hôn nhân của các con…
Tôi chưa bao giờ là một người mẹ tốt.
Ở lại đây, tôi sẽ không bao giờ vui, cũng không thể bình tĩnh đối xử với các con.