12
Mang theo thẻ dự thi của bạn thân về nhà, vừa bước vào cửa, tôi đã thấy cậu và mợ hồ hởi chạy ra đón.
Nhất là mợ, nhiệt tình quá mức: “Từ Khâm về rồi à, mau vào nhà, hôm nay có khách!”
Hôm nay là ngày kết thúc kỳ thi đại học, sao lại có khách được chứ?
Tôi nghi hoặc bước vào, thấy một người đàn ông trung niên đang ngồi ở bàn ăn hút thuốc. Vừa thấy tôi, ông ta dập thuốc cười nói:
“Có trẻ con ở đây, tôi không hút nữa.”
Nếu không phải bên cạnh ông ta là Triệu Hải Dương còn nhỏ tuổi hơn tôi có khi tôi đã tin lời ông ta rồi.
Tôi bỗng nhớ đến tin nhắn của Trần Tinh Nghệ.
Em họ tôi muốn gả tôi cho bố bạn nó để đổi lấy một đôi giày mới.
Nhờ có sự chuẩn bị tâm lý, lần này tôi chẳng hề bất ngờ. Ngược lại, tôi cảm thấy chuyện này đúng là kiểu mà gia đình này có thể làm ra.
Tôi hỏi: “Chú đây là...?”
Cậu tôi nhiệt tình đáp: “Là bố của bạn học Hải Dương. Nghe nói cháu học giỏi nên muốn đến xem thử, biết đâu còn tài trợ học phí cho cháu.”
Gia đình này đúng là muốn moi đến giá trị cuối cùng từ tôi.
Triệu Hải Dương, người lần trước còn giận dữ với tôi giờ lại yên lặng khác thường.
Tôi lập tức từ chối:
“Không cần đâu cậu ạ, cháu nghe nói có thể xin vay vốn học sinh sinh viên, hơn nữa năng lực của cháu hoàn toàn có thể giành học bổng, không cần ai tài trợ.”
Không biết tôi nói trúng từ nào mà mợ lập tức gắt lên:
“Vay gì mà vay? Mày định bắt chước mấy đứa hư hỏng ngoài xã hội, cuối cùng đi vay nặng lãi khoe thân đấy à? Tao nói cho mày biết, nhà này không có tiền để mày đi vay giang hồ đâu nhé!”
Tôi rất muốn giải thích sự khác nhau giữa “vay tín dụng sinh viên” và “vay nặng lãi”, nhưng khi ngẩng đầu nhìn thấy bộ mặt méo mó của mợ, tôi nuốt hết vào lòng.
Người đàn ông trung niên cười giả lả:
“Ha ha, bây giờ bọn trẻ đúng là nhỏ tuổi mà gan to. Em gái, em đã nghĩ đến chuyện sau này trả nợ thế nào chưa?”
Cái từ “em gái” nghe khiến tôi nổi hết cả da gà.
Tôi chưa từng thấy ai dầu mỡ đến vậy.
Tôi cảm thấy buồn cười:
“Tôi có tay có chân, sau khi tốt nghiệp đại học là có thể đi làm rồi. Tại sao lại không thể trả nợ?”
Dù không phải đi truyền giáo, tôi cũng chẳng cần nói thêm.
Nhưng tôi thấy khi nhắc đến “sau khi tốt nghiệp đại học”, trên mặt cậu và mợ hiện lên vẻ bối rối.
Xem ra hai người họ căn bản không muốn cho tôi học hết đại học.
Người đàn ông kia không nhận ra sự bực bội trong giọng tôi, vẫn cứ tiếp tục cái giọng béo phì của mình:
“Em gái này đúng là ngây thơ, bây giờ nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp xong vẫn không tìm được việc. Chi bằng học cao đẳng đi, ra trường là có việc ngay.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/gia-dinh-cau-muon-sua-nguyen-vong-thi-dai-hoc-cua-toi/chuong-5.html.]
Khuyên người ta đổi nguyện vọng chẳng khác nào cắt đứt đường sống của họ.
Ông ta chắc là diễn viên cậu mợ tôi mời tới để tẩy não tôi chứ gì.
Tôi im lặng.
Có vẻ thấy tôi không mặn mà gì, ông ta lắc đầu:
“Thôi, sau này đến lúc em hối hận thì nhớ quay lại tìm chú. Chú sẽ giúp em.”
Cậu tôi vội cười xoa dịu:
“Trẻ con không hiểu chuyện, mong anh đừng chấp nhặt.”
Bữa ăn hôm đó khiến tôi như ngồi trên đống lửa, giống như món ăn nêm quá nhiều dầu, vừa ngấy vừa buồn nôn.
13
Sau khi ăn xong, tôi trở về phòng mình và khóa cửa thật chặt.
Người đàn ông trung niên vẫn còn ở bên ngoài, tôi không biết ông ta sẽ ở lại đến bao giờ, nhưng bây giờ tôi nhất định phải đảm bảo sự an toàn của bản thân.
Tôi trốn trong góc phòng, điện thoại đang sạc pin, bên cạnh là ví của tôi, bên trong có chứng minh thư, vốn dĩ còn có cả thẻ dự thi giả.
Nhưng giờ thì thẻ dự thi đã biến mất.
Cùng biến mất với thẻ dự thi còn có Triệu Hải Dương.
Tôi vểnh tai nghe ngóng động tĩnh bên ngoài.
Khoảng nửa tiếng sau, bên ngoài vang lên tiếng gõ cửa.
"Cô bé ở trong đó à? Cho chú vào ngồi một chút nhé, chú sẽ dạy em vài mẹo học tập."
Giọng nói của ông ta vọng qua tấm cửa như ác quỷ giáng trần.
Tôi ghê tởm đến cực độ, nhưng tôi tin vào chất lượng của cánh cửa.
Ông ta gõ cửa gần nửa tiếng, sau đó điện thoại của tôi reo lên.
Tôi nhấc máy, nghe thấy giọng của cậu: "Từ Khâm, cháu không ở nhà à? Sao không mở cửa cho chú Phương?"
Nghe giọng ông ta có vẻ ồn ào, rõ ràng là đang ở bên ngoài chứ không phải ở nhà.
Tôi giả vờ sợ hãi: "Làm sao đây? Cậu ơi, bên ngoài có người lạ đang gõ cửa phòng cháu! Cháu đâu có quen biết gì đâu!"
Cậu tôi lại trách móc như thể tôi đã làm cậu thất vọng: "Không quen gì chứ? Vừa nãy cháu còn ăn cơm với chú Phương mà! Giờ chú ấy mệt rồi, vào phòng cháu nghỉ một lát thì sao?"
Tôi hỏi: "Cậu không về sao?"
Câu trả lời là không.
Tôi cúp máy, tiếng gõ cửa bên ngoài càng lúc càng lớn.
Cuối cùng, tôi quyết định báo cảnh sát.