Nhưng tiếc thay, tôi vẫn đang vì miếng cơm mà phải cúi đầu.
Mặc dù tôi không đồng ý chút nào với suy nghĩ của ông ta, nhưng sếp lớn lại rất tán thành.
Cuối cùng, sếp giao cho tôi nhiệm vụ tìm trường học để hợp tác, theo đúng chỉ đạo của Trương Phú Cường. Tôi ngoài miệng đồng ý, nhưng trong lòng không hề định làm.
Tôi đã quyết định rồi, quay lại văn phòng, tôi sẽ ngay lập tức đăng hồ sơ xin việc lên các trang tuyển dụng. Tôi phải tìm công việc khác càng sớm càng tốt.
Những lời của Trương Phú Cường vẫn chưa dừng lại. Ông tiếp tục nói về chủ đề “làm việc chăm chỉ và thu nhập”, rồi tung ra một “quả b.o.m tấn”.
Để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên, công ty sẽ mời một đội ngũ đào tạo chuyên nghiệp đến tổ chức chương trình đào tạo ba ngày cho toàn bộ nhân viên.
Nghe thấy điều này, trưởng phòng sản xuất Thôi không thể nhịn nổi:
“Hiện tại nhiệm vụ sản xuất rất nặng, nhân viên lấy đâu ra thời gian mà đi đào tạo?”
Trương Phú Cường cười đầy ý tứ:
“Những điều này tôi đã tính toán rồi. Ban ngày vẫn sản xuất bình thường, chương trình đào tạo sẽ diễn ra vào buổi tối, từ 6 giờ tối đến nửa đêm. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến giờ làm việc và giờ nghỉ ngơi của nhân viên.”
Trưởng phòng Thôi nổi giận:
“Nhân viên ở dây chuyền sản xuất đều làm việc tay chân nặng nhọc, không giống như nhân viên văn phòng các anh, nghỉ ngơi ít cũng không sao.”
Trương Phú Cường đáp lại:
“Anh Thôi, tôi nói thật, tôi đã áp dụng mô hình này ở công ty cũ và thấy hiệu quả rõ rệt. Nhân viên sau khi được đào tạo, tinh thần làm việc được nâng cao, sản lượng bán hàng còn đạt mức kỷ lục.”
Trưởng phòng Thôi phản bác:
“Ông Trương, công ty cũ của ông làm thương mại, công ty chúng ta làm sản xuất. Làm sao mà giống nhau được?”
“Sao lại không giống? Dù là ngành gì thì cũng đều là doanh nghiệp. Phải dùng tư duy triết học để nhìn nhận vấn đề, tính phổ quát luôn tồn tại trong tính đặc thù.”
Trưởng phòng Thôi định nói thêm, nhưng bị sếp lớn cắt ngang:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/cat-giam-chi-phi-va-cai-ket-sup-do-cua-ca-cong-ty/chuong-4.html.]
“Tổng giám đốc Trương là chuyên gia mà tôi trả lương cao để mời về. Ông ấy có kinh nghiệm thành công trong việc cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả. Công ty muốn lớn mạnh phải học hỏi những kinh nghiệm tiên tiến. Việc của các anh là phối hợp hết mình, không phải phá hoại. Ai không theo được tiến trình phát triển của công ty thì nhường chỗ cho người khác làm.”
Lời của sếp lớn khiến cả phòng họp im phăng phắc.
Nhưng sự im lặng này không phải vì đồng ý với sếp, mà vì ai cũng đang âm thầm tính toán các khoản vay ngân hàng, tiền nhà, tiền xe, và khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường lao động.
Vì chương trình đào tạo không cho phép nghỉ phép, chỉ chấp nhận đơn xin nghỉ việc, nên không ngoài dự đoán, trên bàn làm việc của tôi lại xuất hiện thêm 20 lá đơn xin nghỉ việc.
Tôi cảm thấy đầu mình như sắp nổ tung, vội vàng mở các trang tuyển dụng để trấn tĩnh lại.
Quả thực, tình hình kinh tế hiện nay không tốt, mà thành phố của chúng tôi lại không phải nơi phát triển, nên số lượng công việc phù hợp với vị trí của tôi rất ít.
Tôi vẫn chọn nộp hồ sơ vào một vài công ty. Nhưng trước khi tìm được việc mới, tôi vẫn phải chịu đựng mà tiếp tục làm việc ở đây.
Khó khăn lắm mới chịu đựng hết chương trình đào tạo, giảng viên lại giao thêm chỉ tiêu tăng gấp đôi sản lượng.
Hiện tại, công ty sản xuất được 2 tấn/ngày, nhưng giảng viên yêu cầu nhân viên phải làm thêm giờ để tăng sản lượng lên 4 tấn/ngày. Mục tiêu là cắt giảm một nửa số nhân viên dây chuyền sản xuất.
Khi số nhân viên giảm, chi phí lao động sẽ giảm. Một nửa khoản tiền tiết kiệm được sẽ dùng để thưởng cho nhân viên hiện tại, tạo ra tình huống “đôi bên cùng có lợi”.
Nghe có vẻ hợp lý, nhân viên như được tiêm “doping”, ngày đêm làm việc quên mình.
Nhưng giảng viên không tính đến rằng, khi công nghệ và kỹ thuật không cải tiến rõ rệt, thì cách duy nhất để tăng sản lượng là kéo dài thời gian làm việc. Điều này dẫn đến tỷ lệ sản phẩm lỗi tăng cao do nhân viên làm việc quá sức.
Trong cuộc họp tiếp theo, sếp lớn mắng trưởng phòng kiểm soát chất lượng một trận ra trò.
Trưởng phòng kiểm soát chất lượng vốn đã bị vấn đề tỷ lệ sản phẩm lỗi hành hạ đến tiều tụy. Lời mắng của sếp trở thành ngòi nổ khiến anh ta bùng phát:
“Ông tự mình thuê về một kẻ phá hoại ngành để chỉ huy bừa bãi, xảy ra vấn đề thì lại đổ lỗi cho tôi. Chúng ta là nhà máy sản xuất, ông lại mang mấy trò hô khẩu hiệu của công ty thương mại vào đây. Tôi nói cho ông biết, cứ việc chơi trò lấp l.i.ế.m này đi, tôi không hầu nữa.”