Những lời đó thật quen tai, kiếp trước, bà nội tôi cũng đã từng khuyên mẹ tôi như vậy.
Khi đó tôi chỉ dám khóc lóc, van xin.
Nhưng giây phút này, tôi bỗng thấy muốn chửi thề.
Tôi nói:
“Bà đã một chân bước vào quan tài rồi, giờ cũng chẳng còn giúp được gì. Sao không sớm chui vào đất cho bố mẹ tôi đỡ phải tốn tiền nuôi bà?”
Bà nội tức đến tay run lên.
Tôi nói tiếp:
“Tôi vốn không học hành gì nhiều, chẳng biết nói lời hay ý đẹp. Bà nghe không lọt tai thì cũng ráng chịu đi.”
Bà nội: “…”
Bà định đứng lên đánh tôi.
Nhưng bà đã có tuổi, phản xạ sao nhanh bằng tôi.
Thế là hai bà cháu đuổi bắt vòng quanh bàn ăn, cứ như vở diễn “Tần Vương quanh cột”.
Mẹ tôi và bà nội ngoài lúc cùng nhau "tẩy não" tôi thì đa phần cũng chẳng ưa nhau, nên bà ấy chỉ lặng lẽ nhìn cảnh đuổi bắt mà không lên tiếng.
Mãi đến khi bà nội thở hồng hộc gọi mẹ tôi dẹp tôi, mẹ mới bực mình nói:
“Mẹ à, tuổi tác lớn rồi mà còn so đo với con nít làm gì? Đừng rượt nữa, rượt nữa rồi lại nhập viện thì ai khổ?”
Lúc này bà nội mới chịu thôi.
Nói xong bà nội, mẹ tôi quay sang tôi, nói:
“Duệ Duệ, con cũng biết tình hình nhà mình rồi đấy. Tiệm văn phòng phẩm làm ăn không tốt, gia đình không lo nổi học phí cho con nữa.”
Trước cổng trường có cả đống tiệm văn phòng phẩm, cạnh tranh cao. Cộng thêm việc bố mẹ tôi không giỏi buôn bán, nên kinh doanh rõ ràng không bằng người ta.
Mẹ tôi nói:
“Con đi làm cùng chị Yến đi, mẹ sẽ lo tiền xe và sinh hoạt phí tháng đầu cho con.”
Tôi gượng cười.
Im lặng rất lâu, tôi mới hỏi:
“Mẹ, con có thể học trung cấp được không? Có trợ cấp của chính phủ, cũng không tốn của mẹ nhiều tiền đâu.”
Học cấp ba là điều không tưởng, nhưng trung cấp thì tôi vẫn có thể cố thêm lần nữa.
Nếu học trung cấp, tôi có thể vừa học vừa làm, cố thi lại đại học.
Lần này, tôi không muốn viết cam kết nữa, không muốn bị cái gọi là “cam kết” trói buộc cả đời.
Lần này, dù có ai quỳ dưới chân tôi cầu xin, tôi cũng sẽ không quay lại chăm sóc bà nội nữa.
Bà bị tôi cho chạy mấy vòng, lại càng khó chịu:
“Còn học hành cái nỗi gì! Vì một đứa con gái sớm muộn gì cũng gả đi như mày, nhà này phải tốn thêm bao nhiêu tiền nữa?”
Tôi không buồn đáp lại.
Nhưng tôi quả thật ít học, chưa từng thấy nhiều thế giới, cũng không biết phải thuyết phục mẹ thế nào.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/bat-hanh-cua-toi-la-tu-hao-lam-con-gai-ngoan-cua-me/5.html.]
Cách duy nhất tôi học được, chính là từ mẹ tôi, chính là tuyệt chiêu “khóc – quậy – dọa tự tử”.
Vì vậy, khi mẹ tôi từ chối đề nghị của tôi, tôi vào bếp lấy con d.a.o gọt trái cây, chĩa vào mình, nói:
“Mẹ, nếu đến cả trường trung cấp có trợ cấp mà mẹ cũng không cho con học, thì hôm nay con c.h.ế.t ở đây. Đừng mong lấy được tiền cưới xin của con sau này.”
Mẹ tôi: “!”
Mẹ tôi chỉ hoảng loạn trong thoáng chốc, sau đó lập tức nổi giận:
“Trần Duệ, muốn c.h.ế.t thì c.h.ế.t luôn đi!”
Tôi: “…”
Tôi sững người — hóa ra chiêu này không ăn thua với bà.
Có lẽ bà còn thấy tôi đang khiêu khích uy quyền của bà.
Quả nhiên, thấy tôi ngẩn ra, bà nhanh như chớp giật lấy con d.a.o từ tay tôi, mắng:
“Chưa mọc đủ cánh mà đã dám uy h.i.ế.p tao. Hôm nay mày không c.h.ế.t thì tao đánh cho mày sống không bằng chết!”
Thịt xào măng, tuy muộn nhưng vẫn đến. (Cách ví von châm biếm việc bị đánh đòn).
Cả nhà ơi, đây là ví dụ sai, đừng ai học theo nhé.
—------
Ba ngày sau, mọi chuyện bất ngờ có chuyển biến.
Khi đó tôi đã chấp nhận số phận, dự định cầm tiền xe lên Quảng Đông đi làm, rồi không bao giờ quay về nữa.
Tôi nghĩ: cùng lắm thì vừa làm vừa học.
Lúc đang nghĩ như vậy, bố tôi — người đàn ông vô hình trong nhà — trong bữa tối bỗng nói:
“Cho Duệ Duệ học trường số 2 luôn đi.”
Tôi tưởng mình nghe nhầm.
Trừng mắt nhìn ông.
Bà nội là người phản đối đầu tiên:
“Thằng Hai, mày điên rồi à? Tiền tao cho mày không phải để nuôi cái thứ con gái vô tích sự đó học!”
Bố tôi lạnh lùng nhìn bà:
“Tôi không điên. Cô Trương nói, trường cô có suất đặc biệt cho người thân của giáo viên, cô ấy sẵn sàng nhường suất đó cho Tiểu Vũ. Nhưng điều kiện là Duệ Duệ cũng phải được học cùng.”
Hóa ra người bố “vô hình” lại cầu cứu được cô Trương.
Hóa ra, chỉ cần bạn nỗ lực đủ nhiều, sẽ có người sẵn lòng giúp bạn mà không lấy tiền.
Lúc đó, bà nội tôi mới chịu im miệng.
Nhưng vẫn không quên vai trò “tẩy não”:
“Không mau cảm ơn em mày đi. Không có nó, giờ này mày đã lên Quảng Đông làm công nhân rồi!”